(TG) - Đối ngoại đa phương là một bộ phận quan trọng của
Đối ngoại Việt Nam. Đứng trước yêu cầu phải thể hiện
tầm vóc toàn diện và sâu rộng so với các thời kỳ trước,
Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh
và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Đây
là văn bản chỉ đạo đầu tiên của Đảng ta về công tác đối
ngoại đa phương của đất nước, đưa đối ngoại đa phương
thành một nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.
1. Đối ngoại đa phương đã
được Chủ tịch Hồ Chí
Minh đặt nền móng
ngay từ ngày đầu thành lập nước
và đã đạt nhiều thành tựu to
lớn, góp phần quan trọng vào sự
nghiệp đấu tranh giành độc lập
dân tộc, thống nhất đất nước,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thời kỳ 1945-1975, đối ngoại
đa phương đã góp phần khẳng
định vị thế của một nước Việt
Nam độc lập, thống nhất với
những quyền dân tộc cơ bản trên
trường quốc tế, hình thành mặt
trận quốc tế rộng rãi chưa từng
có để ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam
đấu tranh chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ. Những cuộc đàm
phán đa phương với các cường
quốc tại Giơ-ne-vơ năm 1954,
các vòng đàm phán Pa-ri kéo dài
từ năm 1968 đến đầu năm 1973
về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Việt Nam là những
dấu son nổi bật của đối ngoại
nước ta nói chung và đối ngoại
đa phương nói riêng.
Bước vào thời kỳ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa (từ năm 1975 đến nay),
đối ngoại đa phương Việt Nam
đã trưởng thành mạnh mẽ, triển
khai toàn diện trên tất cả các
lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh
tế - phát triển, xã hội và văn hóa,
ngày càng tích cực, chủ động, đa
dạng về cấp độ, phương thức và
đã đạt được những thành tựu to
lớn, đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc phá thế bao
vây cấm vận, bảo vệ vững chắc
chủ quyền lãnh thổ, duy trì môi
trường hòa bình, ổn định, tăng
cường và làm sâu sắc hơn các
mối quan hệ song phương, nâng
cao vị thế đất nước, thu hút mọi
nguồn lực phục vụ phát triển
đất nước.
Việc nước ta trở thành thành
viên của Liên hợp quốc ngày
20-9-1977 có ý nghĩa chính trị -
pháp lý quan trọng, khẳng định
vị trí đầy đủ của một nước Việt
Nam độc lập, thống nhất trên
trường quốc tế, mở ra thời kỳ
mới cho triển khai hoạt động
đối ngoại nói chung và đối ngoại
đa phương nói riêng. Ở tầm khu
vực, việc gia nhập ASEAN năm
1995 có ý nghĩa mở đường cho
tiến trình hội nhập khu vực và
đến nay, nước ta đã tham gia
hầu hết các cơ chế khu vực then
chốt, nổi bật là Diễn đàn hợp tác
kinh tế khu vực châu Á - Thái
Bình Dương (APEC). Ở tầm liên
khu vực, nước ta đã tham gia
sáng lập Hội nghị Á - (ASEM) năm 1996, tổ chức thành công
Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ năm
1997 và Hội nghị Cấp cao ASEM
năm 2004. Việc trở thành thành
viên Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) năm 2007 là mốc
quan trọng ghi dấu tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế của
nước ta ở quy mô toàn cầu.
Đặc trưng nổi bật của
đối ngoại đa phương Việt
Nam là luôn có sự kết hợp
khéo léo và đồng bộ giữa
ngoại giao Nhà nước, trong
đó có Quốc hội, với đối
ngoại Đảng và ngoại giao
nhân dân. Các đoàn thể và
tổ chức nhân dân của ta
tham gia ngày càng nhiều
trên các diễn đàn quốc tế,
qua đó tranh thủ sự ủng hộ,
tăng cường tình hữu nghị,
đoàn kết với nhân dân thế
giới đối với công cuộc đổi
mới và hội nhập quốc tế
của nước ta. |
Với chủ trương hội nhập
quốc tế toàn diện, ta tham gia
và đóng góp ngày càng tích cực,
chủ động, đa dạng về cấp độ,
hình thức, phương thức, đối
tác và có nhiều chuyển biến về
chất lượng. Năng lực chủ trì,
điều hành và vai trò dẫn dắt của
Việt Nam ngày càng được khẳng
định, đặc biệt với việc đảm nhận
thành công các trọng trách quốc
tế như Chủ tịch ASEAN năm
2010, thành viên không thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và
chủ nhà Năm APEC 2006 và
2017. Kể từ năm 2014, ta cử
lực lượng quân đội tham gia
các hoạt động gìn giữ hòa bình
của Liên hợp quốc, đánh dấu
một bước nâng tầm hội nhập và
đóng góp của ta đối với nỗ lực
quốc tế duy trì hòa bình và an
ninh thế giới.
Đối ngoại đa phương, nhất
là tại các diễn đàn chủ chốt như
ASEAN, Liên hợp quốc và phong
trào Không liên kết, luôn ở tuyến
đầu trong nỗ lực bảo vệ chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc
gia, duy trì môi trường hòa bình
và ổn định phục vụ phát triển.
Việc vận dụng luật pháp quốc tế,
chuẩn mực chung và đấu tranh
pháp lý, công luận là những công
cụ then chốt để thực hiện những
mục tiêu đó. Ta cũng bước đầu
tham gia hình thành các cơ chế
hợp tác, xây dựng luật lệ, chuẩn
mực chung, như việc thúc đẩy
triển khai Tuyên bố về ứng xử
các bên ở Biển Đông (DOC), xây
dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển
Đông (COC).
Đến nay, nước ta tích cực
tham gia một mạng lưới rộng
lớn của hầu hết các cơ chế hợp
tác, liên kết kinh tế đa phương
từ cấp độ toàn cầu (WTO, WB,
IMF…), liên khu vực (ASEM, APEC,
FEALAC…), khu vực (ASEAN,
ADB…) cho đến mạng lưới các
hiệp định thương mại tự do
với hầu hết các trung tâm kinh
tế - thương mại hàng đầu thế
giới. Việc ta tham gia mạng lưới
liên kết kinh tế đa phương như
vậy đã góp từng bước mở cửa,
gắn nền kinh tế và thị trường
trong nước với khu vực và thế
giới, tiếp thu những nguyên tắc
và chuẩn mực quốc tế, thu hút
nguồn lực cho phát triển, tạo
thêm động lực xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa...
Hợp tác đa phương trong
các lĩnh vực văn hóa, an sinh
xã hội, lao động, thông tin -
truyền thông, môi trường, du
lịch... ngày càng được mở rộng
trên tinh thần áp dụng một cách
chọn lọc các tiêu chí, tiêu chuẩn
khu vực và quốc tế phù hợp với
các điều kiện kinh tế - xã hội
của Việt Nam, qua đó giúp hình
thành bản sắc văn hóa Việt Nam
thời kỳ hội nhập, thúc đẩy tiến
bộ xã hội, phát triển thị trường
lao động và hệ thống an sinh xã
hội, xóa đói giảm nghèo và thực
hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ
của Liên hợp quốc… Hội nhập
khu vực và quốc tế về khoa học
- công nghệ, giáo dục - đào tạo,
y tế đóng vai trò quan trọng đối
với việc phát triển nền khoa học,
giáo dục tiên tiến, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, thông tin
và y tế quốc gia đáp ứng nhu cầu
của người dân, tiến tới thu hẹp
khoảng cách phát triển với khu
vực và thế giới trong các lĩnh
vực này.
Bên cạnh những thành tựu
kể trên, việc triển khai công tác
đối ngoại đa phương trên thực
tế vẫn còn một số hạn chế cần
được khắc phục như tư duy,
cách tiếp cận trong công tác đối
ngoại đa phương chuyển chậm
so với chuyển biến của tình hình
khu vực, quốc tế và tiến trình
hội nhập quốc tế của nước ta.
Mức độ tham gia, tranh thủ hợp
tác đa phương của nước ta trên
nhiều lĩnh vực còn thấp, không
đều, tính chủ động chưa cao,
chỉ tập trung vào một số thời
điểm, một số lĩnh vực cụ thể,
chưa tạo sự lan tỏa; đóng góp,
đề xuất sáng kiến còn hạn chế,
thiếu đồng bộ. Ta cũng chưa tận
dụng đầy đủ những lợi ích mà hợp tác đa phương mang lại đối
với công cuộc phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước; chưa
khai thác triệt để thế mạnh của
đa phương trong quốc phòng;
còn thiếu chủ động trong triển
khai, áp dụng và nội luật hóa các
cam kết, tiêu chuẩn, luật lệ quốc
tế hoặc triển khai theo lộ trình
của từng ngành, lĩnh vực nên
chưa phát huy được sức mạnh
tổng hợp, thiếu sự gắn kết, gây
sự chồng chéo, lãng phí nguồn
lực. Đội ngũ cán bộ đa phương
thiếu về số lượng, hạn chế về kỹ
năng, trình độ; chưa có đội ngũ
chuyên gia làm việc tại các tổ
chức, diễn đàn đa phương.
2. Thế giới đang bước
vào thời kỳ phát triển
mới với nhiều chuyển
biến sâu rộng. Hòa bình, hợp
tác, liên kết và phát triển vẫn
là xu thế lớn, cục diện thế giới
theo hướng đa cực, đa trung tâm
dần được định hình rõ nét, song
các thách thức toàn cầu, thách
thức phi truyền thống ngày càng
gay gắt, diễn biến nhanh, phức
tạp, buộc các quốc gia, khu vực
phải chung tay cùng giải quyết
thông qua các cơ chế hợp tác
đa phương, trước hết là Liên
hợp quốc. Các thể chế hợp tác
đa phương đa lĩnh vực, đa tầng
nấc vẫn tiếp tục phát triển, tạo
nền tảng quan trọng cho quan
hệ quốc tế. Châu Á - Thái Bình
Dương, trong đó có khu vực
Đông Nam Á, tiếp tục là trung
tâm phát triển năng động hàng
đầu thế giới, có vị trí địa - kinh tế
và địa chính trị chiến lược quan
trọng, duy trì vai trò là động
lực của tăng trưởng và liên kết
kinh tế toàn cầu, một trung tâm
chính trị trọng yếu của thế giới.
Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc
cực đoan, thực dụng, cách hành
xử đơn phương, chính trị cường
quyền... cũng đang có xu hướng
quay trở lại mạnh hơn, thách
thức vai trò của các thể chế đa
phương; đồng thời, một số cơ
chế đa phương mới xuất hiện
nhằm phục vụ mục tiêu cạnh
tranh của các nước lớn, đặt các
nước vừa và nhỏ vào thế phải
lựa chọn đứng về một phía.
Ở trong nước, Nghị quyết Đại
hội lần thứ XII của Đảng định
hướng công tác đối ngoại đa
phương là “Chủ động tham gia
và phát huy vai trò tại các cơ chế
đa phương, đặc biệt là ASEAN
và Liên hợp quốc”. Nghị quyết
22-NQ/TW ngày 10-4-2013 của
Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế
cũng nêu rõ nhiệm vụ “chủ động
và tích cực tham gia các thể chế
đa phương, góp phần xây dựng
trật tự chính trị và kinh tế công
bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến
tranh, xung đột, củng cố hòa
bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có
lợi”. Đối ngoại đa phương Việt
Nam đứng trước yêu cầu phải
thể hiện tầm vóc toàn diện và
sâu rộng so với các thời kỳ trước,
chuyển mạnh sang “chủ động
đóng góp xây dựng, định hình
luật chơi chung”, thể hiện tinh
thần “thành viên có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế”, đồng
thời tiếp tục nỗ lực hoàn tất các
cam kết quốc tế quan trọng như
là cam kết gia nhập WTO vào
năm 2018, ASEAN 2025, Mục tiêu
phát triển bền vững 2030, Thỏa
thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Xuất phát từ tình hình đó,
ngày 8-8-2018, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/
TW về đẩy mạnh và nâng tầm
đối ngoại đa phương đến năm
2030. Đây là văn bản chỉ đạo đầu
tiên của Đảng ta về công tác đối
ngoại đa phương của đất nước,
đưa đối ngoại đa phương thành
một nhiệm vụ của cả hệ thống
chính trị, là một định hướng
chiến lược quan trọng hàng đầu
và là một phương thức hiệu quả
thực hiện thắng lợi hai nhiệm
vụ chiến lược - xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Chỉ thị 25 xác định mục
tiêu cho công tác đối ngoại đa
phương thời gian tới là “nỗ lực
vươn lên đóng vai trò nòng cốt,
dẫn dắt hoặc hòa giải tại các diễn
đàn, tổ chức đa phương có tầm
quan trọng chiến lược đối với
đất nước”, phù hợp với khả năng
và điều kiện cụ thể của nước
ta. Việc ta vươn lên giữ vai trò
quan trọng hơn tại các cơ chế đa
phương then chốt sẽ góp phần
nâng cao vị thế, tạo điều kiện
cho Việt Nam có thể lồng ghép
các ưu tiên, thúc đẩy những lợi
ích của đất nước.
Nhằm thực hiện mục tiêu
nêu trên, Chỉ thị đề ra 6 quan
điểm chỉ đạo chính và 7 nhóm
nhiệm vụ, giải pháp để triển khai
đồng bộ các hoạt động đối ngoại
đa phương trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, quốc phòng,
an ninh, xã hội, môi trường, giáo
dục - đào tạo… Các tầng nấc ưu
tiên trong triển khai đối ngoại
đa phương được xác định là
ASEAN, Liên hợp quốc; đặc biệt,
với vai trò là khu vực then chốt
đối với không gian phát triển của
Việt Nam và đang trở thành một
trung tâm quyền lực mới của thế
giới, các khuôn khổ hợp tác ở
châu Á - Thái Bình Dương, trong
đó có hợp tác tiểu vùng cũng
được xác định là một tầng nấc ưu
tiên trong triển khai công tác đối
ngoại đa phương thời gian tới.
Đối ngoại đa phương trong
lĩnh vực kinh tế được xác định
là trọng tâm ưu tiên để gia tăng
sức mạnh tổng hợp của quốc
gia. Đẩy mạnh đối ngoại đa
phương trong lĩnh vực chính
trị, quốc phòng, an ninh nhằm
mục tiêu giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định của quốc gia
và khu vực. Chú trọng nâng cao
chất lượng đối ngoại đa phương
trong các lĩnh vực xã hội, môi
trường, giáo dục - đào tạo, khoa
học - công nghệ, văn hóa, y tế
và các lĩnh vực khác. Nâng cao
năng lực triển khai công tác đối
ngoại đa phương thông qua việc
đẩy mạnh đổi mới tư duy, cách
tiếp cận, nâng cao nhận thức về
tầm quan trọng của đối ngoại đa
phương; kiện toàn cơ chế phối
hợp, giám sát, đôn đốc trong
triển khai đối ngoại đa phương;
chủ động đăng cai tổ chức các
hoạt động đa phương lớn để
nâng cao vị thế, thúc đẩy hợp tác
và quảng bá hình ảnh đất nước.
Trong thời gian tới, Bộ Ngoại
giao sẽ chủ trì xây dựng Đề án
tổng thể về đẩy mạnh và nâng
tầm đối ngoại đa phương đến
năm 2030 nhằm cụ thể hóa các
mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và
nhóm giải pháp được xác định
trong Chỉ thị 25, xác định các
trọng tâm và biện pháp triển
khai theo từng giai đoạn cụ thể,
đồng thời theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra và định kỳ báo cáo Ban
Bí thư, bảo đảm tính thống nhất
trong chỉ đạo và điều hành hoạt
động đối ngoại đa phương. Các
cấp, các ngành cần xây dựng
chương trình, kế hoạch thực
hiện phù hợp với tình hình của
ngành, địa phương, cơ quan
mình và chủ động phối hợp chặt
chẽ trong triển khai công tác đối
ngoại đa phương, tạo sức mạnh
tổng hợp và đạt hiệu quả cao./.
Lê Hoài Trung
Ủy viên Trung ương Đảng
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
________________________________________
Bài đăng Tạp chí Tuyên giáo số 2/2019