(TG) - Nhìn lại qua 15 năm tổ chức thực hiện, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8) thực sự đã có sức lan tỏa sâu rộng trong cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội, hình thành nhiều phong trào văn hóa ở các địa phương, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… Trong đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Sáng ngày 20/8, Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (khóa 8) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, UVTW Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Lê Vĩnh Tân, UVTW Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Nhìn lại qua 15 năm tổ chức thực hiện, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8) thực sự đã có sức lan tỏa sâu rộng trong cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội, hình thành nhiều phong trào văn hóa ở các địa phương, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… Trong đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 362.853/418.073 số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa (đạt tỷ lệ 86,79%); 601/696 khóm, ấp được công nhận khóm, ấp văn hóa (đạt tỷ lệ 86,85%); 1.492/1.553 cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị đạt chuẩn văn hóa (đạt tỷ lệ 96,07%). Thông qua phong trào, các giá trị văn hóa tốt đẹp được bảo tồn, phát huy, quan hệ gia đình, làng xóm ngày càng gắn bó, tình người được thắt chặt.
Quy mô, mạng lưới trường lớp, ngành học trên địa bàn Tỉnh được mở rộng. Quy hoạch hệ thống giáo dục ngày càng hợp lý hơn đối với các cấp học, bậc học, các loại hình đào tạo, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất, kinh doanh được chú trọng. Đồng Tháp hiện có nhiều tôn giáo hợp pháp đang hoạt động, với tổng số người theo đạo chiếm khoảng 22% dân số. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nói chung có góp phần cải thiện môi trường văn hoá, đạo đức xã hội.
Sự phát triển hệ thống thông tin đã đáp ứng kịp thời thông tin về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh trật tự xã hội, cũng như thông tin về thời sự, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, chính quyền các cấp cho tổ chức, cá nhân trong xã hội. Những năm qua, các tác phẩm văn học, nghệ thuật được sáng tác theo đúng định hướng của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, tập trung vào đề tài cách mạng, về nhân tố mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chất lượng nghệ thuật của các tác phẩm ngày càng được nâng lên, đạt nhiều giải thưởng khu vực, trong nước và quốc tế nhất là từ khi Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Đề án phát triển văn học, nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Những yếu tố đó đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của văn học, nghệ thuật.
Đầu tư cho sự nghiệp văn hóa tăng hơn trước; xây dựng thêm nhiều công trình văn hoá theo hướng xã hội hoá. Tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây mới quảng trường, công viên, hoa viên, bảo tàng, thư viện, trung tâm văn hoá thể thao các huyện, thị, bưu điện văn hoá xã, nhà văn hoá xã, ấp, nâng cấp các di tích văn hoá lịch sử, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Đồng Tháp hiện có 01 di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, 13 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 50 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện 9 dự án về văn hoá phi vật thể, bảo tồn và duy trì hoạt động thường xuyên 123 lễ hội truyền thống, 195 câu lạc bộ đờn ca tài tử, 38 loại hình trò chơi dân gian và 44 làng nghề truyền thống.
Tại Hội nghị, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã nghiêm túc đánh giá những việc chưa làm được, chỉ rõ hạn chế tồn tại… Trên cơ sở đó xác định những nhóm giải pháp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tổ chức đoàn thể xã hội, quyết tâm để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần, là động lực trong thời kỳ hội nhập và phát triển, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, giúp địa phương phát triển nhanh và bền vững.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Văn Nên bày tỏ sự đồng tình cao với nội dung tổng kết tại hội nghị và những kết quả mà tỉnh Đồng Tháp đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí mong muốn, tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa cho văn hóa, khơi dậy sức sáng tạo cho nhân dân, tìm ra những nét văn hóa đặc sắc nhất để bảo tồn và phát huy.
Kết luận tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Vĩnh Tân ghi nhận và biểu dương các cấp, các ngành, các địa phương và các tầng lớp nhân dân đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu đạt được những thành tựu xứng đáng trong 15 năm qua. Đồng chí đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết trung ương 5 (khóa 8). Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, nhận thức gắn với triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Mi(TG) - Nhìn lại qua 15 năm tổ chức thực hiện, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8) thực sự đã có sức lan tỏa sâu rộng trong cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội, hình thành nhiều phong trào văn hóa ở các địa phương, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… Trong đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.nh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và sự tham gia xây dựng của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đối với lĩnh vực văn hoá; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá; gắn cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục đầu tư thỏa đáng cho giáo dục – đào tạo cả về nhân lực, vật lực; khuyến khích, động viên và tạo điều kiện phát huy sự sáng tạo trong các hoạt động văn hoá, nghệ thuật; nghiên cứu tổ chức phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào thực chất; tập trung nghiên cứu xây dựng mô hình văn hóa trong liên kết sản xuất nông nghiệp, tạo động lực văn hóa thúc đẩy quá trình tái cấu trúc ngành nông nghiệp của Tỉnh...
Nhân dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 18 tập thể và 33 cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8).
Lan Quyên