Thứ Ba, 8/10/2024
Giáo dục
Thứ Bảy, 3/1/2009 14:39'(GMT+7)

Đưa chữ viết dân tộc Pakô vào giảng dạy

Cô gái Pakô bên bếp lửa. (Ảnh: TL)

Cô gái Pakô bên bếp lửa. (Ảnh: TL)

Huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế là nơi có nhiều dân tộc chung sống như Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều...; trong đó, người Pakô chiếm tỷ lệ khá đông. Tuy nhiên, ngôn ngữ và chữ viết của người Pakô đang đứng trước nguy cơ bị mai một, do phần đông đồng bào có thể nói được ngôn ngữ của mình nhưng không viết ra được.

Trong hai năm 2002 đến 2003, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng với Viện Ngôn ngữ học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu ngôn ngữ, chữ viết cho người Pakô tại địa bàn huyện A Lưới và thầy Trần Văn Xuy được chọn tham gia dự án này.

Thầy đã mang ngôn ngữ, chữ viết của người Pakô đến cho hàng trăm giáo viên vùng cao, cán bộ vùng xuôi lên công tác. Trong quá trình dạy, thầy soạn từng giáo án theo từng độ tuổi, bậc học khác nhau.

Dần dần chữ viết Pakô-Ta Ôi cũng được lồng ghép, đưa vào giảng dạy ở bậc tiểu học, giúp con em đồng bào dân tộc nơi đây tiếp thu được kiến thức nhanh hơn.

Thầy Xuy còn rất am hiểu văn hóa và thông thạo hầu hết các thứ tiếng của các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi A Lưới như tiếng Cơ Tu, Vân Kiều, Pa Hy.

Thầy đã dày công tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện giáo trình dạy học làm phong phú thêm giờ dạy bằng việc so sánh ngôn ngữ và văn hóa giữa các dân tộc, giải thích rất rõ ràng về từng trường hợp sử dụng cụ thể do nét đặc trưng văn hóa của người Pakô làm cho ngôn ngữ vốn khô khan trở nên có hồn, sinh động./.

(TTXVN)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất