Thứ Ba, 8/10/2024
Giáo dục
Thứ Tư, 31/12/2008 21:31'(GMT+7)

Quý II/2009, luân chuyển giáo viên về công tác ở vùng khó khăn

Lớp học vùng cao

Lớp học vùng cao

Ông Hùng nhấn mạnh, mục tiêu của Đề án không chỉ nhằm tới mục đích nhân văn là tri ân và trả lại sự công bằng cho hàng vạn giáo viên đã nhiều năm gắn bó với các thôn bản vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo mà còn hướng tới mục tiêu cao hơn là tạo động lực để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của cả nước. Bằng sức trẻ, lòng nhiệt tình và tình yêu nghề, bằng tri thức mới được đào tạo, một bộ phận giáo viên sẽ góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn trong nhiều năm qua.

Theo ông Hùng, từ năm 2008 Bộ Giáo dục Đào tạo đã tiến hành rà soát, thống kê trong toàn quốc số lượng thầy cô giáo đã công tác ở vùng khó khăn lâu năm có nguyện vọng về vùng thuận lợi. Hiện nay, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đang cố gắng hoàn thành đề án vào quý II/2009. Theo đó, đề án được xây dựng trên cơ sở quy định của Chính phủ, nam công tác 4 năm, nữ công tác 3 năm ở vùng khó khăn sẽ được về vùng thuận lợi công tác. Trong đề án đang xây dựng, những sinh viên mới tốt nghiệp các trường sư phạm tình nguyện lên vùng khó khăn công tác, sau khi hết thời hạn sẽ được chuyển về giảng dạy ở vùng thuận lợi. Đối với giáo viên đang giảng dạy tại các trường có điều kiện thuận lợi, nếu xung phong đi dạy ở vùng khó khăn thì sau khi hết thời hạn sẽ được trở về nơi dạy cũ theo nguyện vọng.

Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng hiện nay, có 2 khó khăn đang đặt ra. Thứ nhất là vấn đề biên chế, nói cách khác là sẽ chuyển các giáo viên công tác lâu năm từ vùng khó về đâu nếu như các trường vùng thuận lợi đã đủ giáo viên rồi ? Có lẽ sẽ phải có chế độ, chính sách để điều động, động viên, khuyến khích các giáo viên trẻ vùng thuận lợi lên vùng khó khăn một thời gian nhất định. Thứ hai là phải có chính sách bồi dưỡng để làm sao các giáo viên vùng khó có đủ năng lực, điều kiện đảm nhận việc giảng dạy ở các trường vùng thuận lợi.

Để giải quyết cả hai khó khăn này không thể chỉ có ngành giáo dục giải quyết được mà cần sự trợ giúp, đóng góp, nhất trí của các Bộ, ngành khác. Ví như như giải quyết vấn đề biên chế rất cần ý kiến của Bộ Nội vụ. Giải quyết việc bồi dưỡng năng lực cho giáo viên vùng khó đòi hỏi phải có nguồn kinh phí và sự tham gia của Bộ Tài chính.

(VnMedia)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất