Thứ Sáu, 27/9/2024
Tin hoạt động
Thứ Hai, 26/3/2012 22:17'(GMT+7)

Đưa di sản Việt Nam đến bạn bè thế giới

Tiến sĩ Charles Higham cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá văn hóa và di sản rộng rãi hơn.

Tiến sĩ Charles Higham cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá văn hóa và di sản rộng rãi hơn.

Trong tham luận được trình bày trong một hội thảo về văn hóa Việt Nam mới đây, Tiến sĩ Peter Binut, giáo sư Đại học Nghệ thuật và Khoa học Xã hội Australia không chỉ phân tích sâu về các nền văn hóa miền Bắc Việt Nam trước thời kỳ Đông Sơn, mà còn giúp mọi người hiểu thêm về các nền văn minh của Việt Nam cũng như mối tương quan từ các di chỉ khảo cổ đến lịch sử hình thành phát triển của cả một giai đoạn văn hóa cổ của người Việt.

Theo Tiến sĩ Peter Binut, văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam bao gồm rất nhiều yếu tố đan xen cả về lịch sử, con người và thổ ngữ ở đồng bằng sông Hồng cách đây hàng nghìn năm. “Văn hóa Đông Sơn rất khác biệt so với văn hóa miền Trung hay miền Nam. Ở khu vực này cách đây hơn 4000 năm đã hình thành rất nhiều tộc người, từ đó hình thành các dân tộc Thái, Tày, Nùng... Các tộc người này cùng với đặc thù văn hóa riêng đã tạo thành bản sắc của văn hóa Việt”, ông Peter nói.

Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế cũng cho rằng tiềm năng của văn hóa Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là một số lĩnh vực như dân tộc học và khảo cổ học. Mối dây liên hệ trong suốt chiều dài 4000 năm lịch sử đã ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa Việt và tạo ra một bản sắc riêng ở khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là lý do để nhiều nhà nghiên cứu đến với Việt Nam và gắn bó với văn hóa Việt Nam. Tiến sĩ Stefan Leneen, một nhà nghiên cứu Đức cho rằng, Việt Nam có rất nhiều di tích và “sẽ thật lãng phí nếu Việt Nam không quảng bá các di sản của mình”.

Còn với Tiến sĩ Charles Higham, một nhà nghiên cứu văn hóa Anh, người đã từng nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Việt Nam nhớ lại lần đầu tiên đến Việt Nam năm 1993 để tham dự một hội thảo quốc tế về văn hóa Việt Nam. “Tôi còn nhớ lúc ấy, tôi trình bày một tham luận về một công trình di tích của Việt Nam và tôi cũng có dịp tiếp xúc với rất nhiều nhà khoa học Việt Nam. Về nước, tôi đã xin tài trợ, xây dựng các quỹ để giúp Việt Nam đầu tư nghiên cứu chuyên sâu một số lĩnh vực về văn hóa. Và sau đó, rất nhiều bạn bè tôi cũng bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa Việt Nam”.

Tiến sĩ Charles Higham cho rằng, Việt Nam có lợi thế là cái “gốc” văn hóa nhưng để tận dụng lợi thế ấy, mang lại một vị thế khác thì Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá văn hóa và di sản rộng rãi hơn. Đây sẽ là yếu tố để thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn./.

(Phương Linh/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất