Theo Vụ trưởng Vụ 4, Ban Tổ chức Trung ương, sẽ có quy định cụ thể đối với những trường hợp cán bộ như thế nào thì được bố trí vượt cấp.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động áp dụng từ năm 2021. Phương án 1 là nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 và nam lên 62, với lộ trình mỗi năm nâng thêm ba tháng. Phương án 2 là nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 và nam lên 65, với lộ trình mỗi năm nâng thêm bốn tháng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đã có cuộc trao đổi về chủ đề đang thu hút sự quan tâm của xã hội.
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành chương trình hành động cụ thể.
Trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã được Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) xác định, việc phát huy vai trò của báo chí được nhấn mạnh một cách cụ thể.
Nghệ An đang thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế, sắp xếp lại một số đơn vị, địa phương theo hướng tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc và nhiệm vụ chính trị được giao. Trước mắt tỉnh chọn 12 đơn vị làm điểm, gồm 8 sở, ban, đoàn thể cấp tỉnh và 4 huyện, thành phố, thị xã.
(TG) - Nhân Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. TCTG trân trọng giới thiệu bài viết của Thượng tướng Tô Lâm.
(TG) - Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội là một trong ba Đề án quan trọng được Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII tập trung thảo luận, xem xét, quyết định. TCTG trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công về đề án này.
Cán bộ và công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu“then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn chúng ta: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
(TG) -Một trong ba Đề án quan trọng được Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII tập trung thảo luận, xem xét, quyết định là cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp.
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội bởi một trong những nội dung sẽ được tập trung bàn bạc là công tác cán bộ. Có thể nói, việc triển khai thực hiện Nghị quyết TƯ 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng thời gian qua đã tác động rất lớn tới đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, cũng từ đó đặt ra nhiều vấn đề chung quanh công tác cán bộ.
“Giữ lửa cho lò luôn nóng và nóng đều”, đó phải trở thành “mệnh lệnh của trái tim”, “tiếng gọi của non sông đất nước” để công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII tiếp tục thu được những thành công hơn nữa, để Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân dân ta tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
“Có vui vẻ gì khi hôm trước vừa gọi một người là đồng chí, hôm nay đã phải gọi là bị cáo, bị can, là tội phạm. Nhưng chúng ta vẫn phải quyết tâm, quyết liệt làm. Có như vậy xã hội mới yên ổn, phát triển văn minh” - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng chia sẻ với Báo chí về công tác cán bộ hiện nay.
20 năm qua, Chiến lược cán bộ đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó, tạo khung thể chế cho sự định hình và phát triển đội ngũ cán bộ của thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Muốn kiểm soát được quyền lực của cán bộ, tránh việc lộng quyền, lạm quyền, lợi dụng quyền hạn để làm điều sai trái thì phải có cơ chế kiểm soát và công cụ kiểm soát quyền lực hiệu quả.
Không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều lần phát biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều nhắc đến cơ chế kiểm soát quyền lực và hình ảnh “nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế lập pháp”.