Chủ Nhật, 24/11/2024
Tuyên truyền
Thứ Bảy, 25/10/2008 22:29'(GMT+7)

Đưa NQTW 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào cuộc sống

Mục tiêu năm 2020: Khoảng 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

- Đang sống và làm việc tại thành phố, đồng chí nghĩ sao về nông thôn?

- Nước ta vốn là nước nông nghiệp, phần lớn các tầng lớp trong xã hội đều “từ nông thôn mà ra”. Tôi cũng là người sinh ra từ bờ tre, gốc rạ, nơi lâu nay vẫn được hiểu là “nhà quê”... Không chỉ riêng tôi, mà bất cứ ai đang sống và làm việc tại thành phố, nông thôn vẫn là nơi cần phải hướng về với những tình cảm trân trọng, tốt đẹp và thiêng liêng. Đó là cội nguồn, là nơi có mồ mả, tổ tiên ông bà thờ phụng, hương khói… Chắc anh cũng hiểu, người Việt Nam ta rất sợ hai từ “mất gốc”!

- Theo đồng chí, vấn đề nông thôn trong Nghị quyết Trung ương 7 vừa qua có ý nghĩa như thế nào?

- Nghị quyết số 26 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa qua là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài đối với quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Bởi vì nó đã giải quyết đồng thời, toàn bộ ba vấn đề “nóng” hiện nay là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trước đây, chúng ta tập trung cao cho nông nghiệp, nhưng chủ yếu bàn biện pháp lo cái ăn, cái mặc cho nông dân, còn địa hạt nông thôn chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí nhiều nơi gần như bỏ ngỏ... Lần này, Nghị quyết gắn vấn đề nông thôn trong mối quan hệ tổng thể, hài hòa với nông nghiệp và nông dân, thể hiện tư duy lãnh đạo sáng tạo, đúng đắn, kịp thời, do dân, vì dân của Đảng ta. Tôi tin, nó sẽ tạo ra một “cú huých” mới cho sự phát triển chung.

- Nếu “quán triệt riêng” về vấn đề nông thôn, đồng chí tâm đắc điều gì nhất?

- Nghị quyết là một chỉnh thể thống nhất về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện. Tất nhiên, làm gì thì vẫn phải đạt được mục đích cuối cùng. Tôi rất thấm thía với mục tiêu tổng quát là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.

- Nghị quyết Trung ương cũng đề ra những mục tiêu rất cụ thể?

- Đúng thế! Mục tiêu mà Nghị quyết xác định là đến năm 2020, sẽ nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn gấp hơn 2,5 lần so với hiện nay, lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%, số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.

Điều kiện sống ở nông thôn hiện quá thấp so với thành thị

- Đồng chí có nghĩ rằng, trong sự phát triển, hội nhập hiện nay, những nét văn hóa truyền thống của nông thôn sẽ bị mai một?

- Tôi có điều kiện đi một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, thấy rằng, ngay tại thành phố chứ chưa nói tới các làng quê, bản sắc văn hóa dân tộc họ rất rõ nét. Nông thôn Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn về quá trình hội nhập, phát triển. Nếu chúng ta không có sự hoạch định, xây dựng trong một chiến lược tổng thể, vĩ mô, nhất là giữ gìn những giá trị văn hóa làng quê Việt, sẽ rất dễ dẫn đến xu hướng biến nông thôn thành những phố thị chẳng giống ở đâu. Nông thôn Việt Nam, theo tôi, dù phát triển theo hướng nào thì vẫn phải giữ được cái hồn quê, đó sự trong lành, nồng hậu, yên ả, thanh bình!

- Xu hướng người dân đổ về các khu đô thị, theo đồng chí có phải do nguyên nhân của sự chênh lệch về điều kiện sống?

- Cơ bản là như vậy! Có thể nói sức ép về chỗ ở, việc làm, sinh hoạt, vui chơi giải trí ở thành phố hiện nay cực kỳ lớn. Tôi nghĩ, đã đến lúc cần thay đổi tư duy, đó là làm sao những người làm công ăn lương tại thành phố lại có nhu cầu sống ở nông thôn. Tôi sang thành phố Niu Y-oóc (Mỹ), thấy dân số ban ngày của họ là 16 triệu người, nhưng ban đêm chỉ còn 8 triệu người, một nửa đã về nông thôn sinh sống. Họ thực hiện chính sách “giãn dân” như thế vì ở nông thôn mà vẫn đáp ứng tốt các dịch vụ công cộng, môi trường, điều kiện sống tương đương như thành phố.

Thực trạng lớn nhất ở nước ta hiện nay là đời sống của nông thôn đang có khoảng cách quá xa so với thành thị, nhất là điều kiện ăn, ở, đi lại, nước sạch, y tế, thông tin, vui chơi, giải trí… Muốn giảm áp lực này, tôi nghĩ cư dân sống ở nông thôn phải có quyền lợi như đô thị. Nghị quyết Trung ương 7 đã thể hiện rất rõ tinh thần này, đó là bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.

- Cần phải hiểu như thế nào về nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng nông thôn hiện nay?

- Có thể nói, Nghị quyết Trung ương thể hiện rõ những nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện từ nay đến năm 2010. Trong đó có việc chỉ đạo triển khai nhanh công tác quy hoạch xây dựng nông thôn gắn với xây dựng phát triển đô thị, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn nông thôn, nhất là xóa đói giảm nghèo ở các huyện, xã có tỉ lệ hộ nghèo hơn 50%. Khắc phục nhanh những vấn đề bức xúc ở nông thôn, trước hết là những tồn tại liên quan đến vấn đề thu hồi đất.

Sẽ hoàn thiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới

- Thưa đồng chí, Nghị quyết Trung ương xác định: Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với đặc điểm từng vùng. Thực chất vấn đề này hiện nay như thế nào?

- Phải nghiêm túc thừa nhận, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa xây dựng được tiêu chí nông thôn mới. Cần nói rõ, không thể có một “tiêu chí chung” áp dụng cho cả nước, mà mỗi vùng, miền, địa phương phải có mô hình, tiêu chí cụ thể. Dù chưa xây dựng được tiêu chí, nhưng theo tôi, mô hình nông thôn mới phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Thứ nhất, là nơi sản xuất ra hàng nông sản chủ yếu cho xã hội. Thứ hai, là nơi cư dân nông thôn sinh sống, tạo nguồn nhân lực quan trọng phát triển đất nước. Thứ ba, là nơi giữ gìn giá trị truyền thống dân tộc, nơi phát huy bản sắc văn hóa từng vùng, từng miền, địa phương. Thứ tư, đó phải là nơi có môi trường sinh thái, môi trường thiên nhiên tốt nhất. Đồng thời, đó phải là nông thôn hiện đại, rút ngắn khoảng cách với thành thị. Hiện nay chúng tôi đang trong quá trình xây dựng 15 mô hình thí điểm ở cả Bắc - Trung - Nam, đối tượng xây dựng nông thôn mới là cấp thôn, làng, ấp và xóm.

- Nội dung xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới như thế nào, thưa đồng chí?

- Chúng tôi không khiên cưỡng áp đặt một mô hình cụ thể, chưa có thật, mà nội dung xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới do người dân và cộng đồng quyết định, tùy thuộc vào các điều kiện và thế mạnh của từng địa phương. Hiện tạm xác định 4 hợp phần, đó là về đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng, về nâng cấp điều kiện sống cho người dân nông thôn, về hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, dịch vụ nông thôn để nâng cao thu nhập, và cuối cùng là hợp phần “mỗi làng một nghề”. Trong 4 hợp phần trên, ngoài nội dung 1 cần thiết cho tất các các mô hình, 3 nội dung còn lại chỉ mang tính chất định hướng cho việc lựa chọn. Tức là để cho người dân nông thôn tự làm theo ý của họ chứ không làm theo ý nhà quản lý “vẽ” ra.

- Theo đồng chí, điểm đột phá để xây dựng nông thôn mới là gì?

- Điều quan trọng nhất là phải dồn sức xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới gắn với quy hoạch, xây dựng, phát triển bền vững. Tôi rất mừng vì Nghị quyết Trung ương khẳng định sẽ tăng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là tăng mạnh đầu tư ngân sách Nhà nước ngay từ năm 2009 và bảo đảm 5 năm sau cao gấp hai lần 5 năm trước.

Sau khi Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động tổng thể, chúng tôi sẽ triển khai ngay theo từng nội dung chương trình cụ thể để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7, khóa X. Đường lớn đã mở, chắc chắn Chương trình “xây dựng nông thôn mới” sẽ thuận lợi và gặt hái được thành công.

Đưa Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào cuộc sống::
Xây dựng nông thôn mới-bước đột phá

Nghị quyết Trung ương 7 xác định: “Xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản”.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng đã dành thời gian trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân về chủ đề này...

Mục tiêu năm 2020: Khoảng 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

- Đang sống và làm việc tại thành phố, đồng chí nghĩ sao về nông thôn?

- Nước ta vốn là nước nông nghiệp, phần lớn các tầng lớp trong xã hội đều “từ nông thôn mà ra”. Tôi cũng là người sinh ra từ bờ tre, gốc rạ, nơi lâu nay vẫn được hiểu là “nhà quê”... Không chỉ riêng tôi, mà bất cứ ai đang sống và làm việc tại thành phố, nông thôn vẫn là nơi cần phải hướng về với những tình cảm trân trọng, tốt đẹp và thiêng liêng. Đó là cội nguồn, là nơi có mồ mả, tổ tiên ông bà thờ phụng, hương khói… Chắc anh cũng hiểu, người Việt Nam ta rất sợ hai từ “mất gốc”!

- Theo đồng chí, vấn đề nông thôn trong Nghị quyết Trung ương 7 vừa qua có ý nghĩa như thế nào?

- Nghị quyết số 26 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa qua là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài đối với quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Bởi vì nó đã giải quyết đồng thời, toàn bộ ba vấn đề “nóng” hiện nay là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trước đây, chúng ta tập trung cao cho nông nghiệp, nhưng chủ yếu bàn biện pháp lo cái ăn, cái mặc cho nông dân, còn địa hạt nông thôn chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí nhiều nơi gần như bỏ ngỏ... Lần này, Nghị quyết gắn vấn đề nông thôn trong mối quan hệ tổng thể, hài hòa với nông nghiệp và nông dân, thể hiện tư duy lãnh đạo sáng tạo, đúng đắn, kịp thời, do dân, vì dân của Đảng ta. Tôi tin, nó sẽ tạo ra một “cú huých” mới cho sự phát triển chung.

- Nếu “quán triệt riêng” về vấn đề nông thôn, đồng chí tâm đắc điều gì nhất?

- Nghị quyết là một chỉnh thể thống nhất về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện. Tất nhiên, làm gì thì vẫn phải đạt được mục đích cuối cùng. Tôi rất thấm thía với mục tiêu tổng quát là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.

- Nghị quyết Trung ương cũng đề ra những mục tiêu rất cụ thể?

- Đúng thế! Mục tiêu mà Nghị quyết xác định là đến năm 2020, sẽ nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn gấp hơn 2,5 lần so với hiện nay, lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%, số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.

Điều kiện sống ở nông thôn hiện quá thấp so với thành thị

- Đồng chí có nghĩ rằng, trong sự phát triển, hội nhập hiện nay, những nét văn hóa truyền thống của nông thôn sẽ bị mai một?

- Tôi có điều kiện đi một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, thấy rằng, ngay tại thành phố chứ chưa nói tới các làng quê, bản sắc văn hóa dân tộc họ rất rõ nét. Nông thôn Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn về quá trình hội nhập, phát triển. Nếu chúng ta không có sự hoạch định, xây dựng trong một chiến lược tổng thể, vĩ mô, nhất là giữ gìn những giá trị văn hóa làng quê Việt, sẽ rất dễ dẫn đến xu hướng biến nông thôn thành những phố thị chẳng giống ở đâu. Nông thôn Việt Nam, theo tôi, dù phát triển theo hướng nào thì vẫn phải giữ được cái hồn quê, đó sự trong lành, nồng hậu, yên ả, thanh bình!

- Xu hướng người dân đổ về các khu đô thị, theo đồng chí có phải do nguyên nhân của sự chênh lệch về điều kiện sống?

- Cơ bản là như vậy! Có thể nói sức ép về chỗ ở, việc làm, sinh hoạt, vui chơi giải trí ở thành phố hiện nay cực kỳ lớn. Tôi nghĩ, đã đến lúc cần thay đổi tư duy, đó là làm sao những người làm công ăn lương tại thành phố lại có nhu cầu sống ở nông thôn. Tôi sang thành phố Niu Y-oóc (Mỹ), thấy dân số ban ngày của họ là 16 triệu người, nhưng ban đêm chỉ còn 8 triệu người, một nửa đã về nông thôn sinh sống. Họ thực hiện chính sách “giãn dân” như thế vì ở nông thôn mà vẫn đáp ứng tốt các dịch vụ công cộng, môi trường, điều kiện sống tương đương như thành phố.

Thực trạng lớn nhất ở nước ta hiện nay là đời sống của nông thôn đang có khoảng cách quá xa so với thành thị, nhất là điều kiện ăn, ở, đi lại, nước sạch, y tế, thông tin, vui chơi, giải trí… Muốn giảm áp lực này, tôi nghĩ cư dân sống ở nông thôn phải có quyền lợi như đô thị. Nghị quyết Trung ương 7 đã thể hiện rất rõ tinh thần này, đó là bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.

- Cần phải hiểu như thế nào về nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng nông thôn hiện nay?

- Có thể nói, Nghị quyết Trung ương thể hiện rõ những nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện từ nay đến năm 2010. Trong đó có việc chỉ đạo triển khai nhanh công tác quy hoạch xây dựng nông thôn gắn với xây dựng phát triển đô thị, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn nông thôn, nhất là xóa đói giảm nghèo ở các huyện, xã có tỉ lệ hộ nghèo hơn 50%. Khắc phục nhanh những vấn đề bức xúc ở nông thôn, trước hết là những tồn tại liên quan đến vấn đề thu hồi đất.

Sẽ hoàn thiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới

- Thưa đồng chí, Nghị quyết Trung ương xác định: Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với đặc điểm từng vùng. Thực chất vấn đề này hiện nay như thế nào?

- Phải nghiêm túc thừa nhận, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa xây dựng được tiêu chí nông thôn mới. Cần nói rõ, không thể có một “tiêu chí chung” áp dụng cho cả nước, mà mỗi vùng, miền, địa phương phải có mô hình, tiêu chí cụ thể. Dù chưa xây dựng được tiêu chí, nhưng theo tôi, mô hình nông thôn mới phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Thứ nhất, là nơi sản xuất ra hàng nông sản chủ yếu cho xã hội. Thứ hai, là nơi cư dân nông thôn sinh sống, tạo nguồn nhân lực quan trọng phát triển đất nước. Thứ ba, là nơi giữ gìn giá trị truyền thống dân tộc, nơi phát huy bản sắc văn hóa từng vùng, từng miền, địa phương. Thứ tư, đó phải là nơi có môi trường sinh thái, môi trường thiên nhiên tốt nhất. Đồng thời, đó phải là nông thôn hiện đại, rút ngắn khoảng cách với thành thị. Hiện nay chúng tôi đang trong quá trình xây dựng 15 mô hình thí điểm ở cả Bắc - Trung - Nam, đối tượng xây dựng nông thôn mới là cấp thôn, làng, ấp và xóm.

- Nội dung xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới như thế nào, thưa đồng chí?

- Chúng tôi không khiên cưỡng áp đặt một mô hình cụ thể, chưa có thật, mà nội dung xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới do người dân và cộng đồng quyết định, tùy thuộc vào các điều kiện và thế mạnh của từng địa phương. Hiện tạm xác định 4 hợp phần, đó là về đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng, về nâng cấp điều kiện sống cho người dân nông thôn, về hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, dịch vụ nông thôn để nâng cao thu nhập, và cuối cùng là hợp phần “mỗi làng một nghề”. Trong 4 hợp phần trên, ngoài nội dung 1 cần thiết cho tất các các mô hình, 3 nội dung còn lại chỉ mang tính chất định hướng cho việc lựa chọn. Tức là để cho người dân nông thôn tự làm theo ý của họ chứ không làm theo ý nhà quản lý “vẽ” ra.

- Theo đồng chí, điểm đột phá để xây dựng nông thôn mới là gì?

- Điều quan trọng nhất là phải dồn sức xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới gắn với quy hoạch, xây dựng, phát triển bền vững. Tôi rất mừng vì Nghị quyết Trung ương khẳng định sẽ tăng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là tăng mạnh đầu tư ngân sách Nhà nước ngay từ năm 2009 và bảo đảm 5 năm sau cao gấp hai lần 5 năm trước.

Sau khi Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động tổng thể, chúng tôi sẽ triển khai ngay theo từng nội dung chương trình cụ thể để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7, khóa X. Đường lớn đã mở, chắc chắn Chương trình “xây dựng nông thôn mới” sẽ thuận lợi và gặt hái được thành công.

Theo QĐND

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất