(TCTG)- Nhân chuyến thăm và giao lưu giữa những người thầy và trò Xô – Việt diễn ra trong những ngày đầu năm mới 2010, sinh viên báo chí của hai trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội và Học viện báo chí và Tuyên truyền đã có dịp gặp gỡ GS Yaxen N. Daxuroxki – nguyên là trưởng khoa báo chí của trường Đại học Lômônôxốp – Nga(MGU). Dưới đây là một số chia sẻ của GS với thầy và trò trường báo về xu thế phát triển của báo chí thế giới hiện nay.
Trong buổi nói chuyện của mình Giáo sư luôn nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng của báo chí ngày nay là “chinh phục niềm tin” ,“tạo được niềm tin ở công chúng”. Một tác phẩm báo chí có niềm tin là trong đó chứa đựng những vấn đề cấp thiết của cuộc sống, nói được tiếng nói của người dân thì mới thuyết phục được độc giả đón nhận đó là điều mà GS Yaxen N. Daxuroxki chỉ ra. Nếu thể hiện được những yếu tố trên thì mọi phương thức truyền tin trở nên không quan trọng, mọi loại hình báo chí đều hữu ích.
Giáo sư đã dẫn chứng về “sức mạnh của niềm tin” được thể hiện trong sự kiện cuộc bầu cử diễn ra vào năm 1936 của Franklin D. Roosevelt. Theo điều tra năm đó có tới 70% báo chí Mỹ đã chống lại Franklin D. Roosevelt, mọi búa rìu dự luận đều chống lại ông nhưng 30% báo chí còn lại ủng hộ ông đã quyết định kết quả của cuộc bầu cử. Đơn giản bởi 30% báo chí ủng hộ ông được nhiều người tin cậy, đón đọc còn 70% kia là những tờ báo lá cải, thiếu sự thuyết phục với công chúng, được phe đối lập dùng làm “chiêu bài” công kích ông. Qua sự kiện ấy ta có thể rút ra được rằng chất lượng có thể chiến thắng số lượng, hay cũng chính là sự chiến thắng của những tờ báo uy tín tạo được niềm tin cho độc giả.
GS còn nhấn mạnh đến các yếu tố để tăng hiệu quả báo chí. Một tác phẩm báo chí “hay” là tổng hòa của nhiều yếu tố về mặt nội dung cũng như hình thức, trong đó yếu tố nội dung cần được đề cao và chưa đựng tính hàm súc, có dẫn chứng, có lập luận , phân tích vấn đề và đưa ra những cảnh báo cho người đọc…sau đó mới xét tới yếu tố hình thức. lớn tới sự chân thực, khách quan của báo chí.
Kết thúc cuộc tọa đàm là phần giải đáp những thắc mắc của GS Yaxen N. Daxuroxki với các sinh viên báo chí. Năm nay đã 81 tuổi (1929), song chúng ta vẫn còn thấy trong từng lời giảng của ông là sự tâm huyết, tận tụy của một con người yêu nghề và kinh nghiệm của người thầy đã có hơn nửa thế kỷ gắn bó với bục giảng, với sinh viên báo chí. Qua cuộc tọa đàm (29/1/2010), những sinh viên báo chí hôm nay và những nhà báo tương lại đã học hỏi được rất nhiều điều từ GS. Một chút lưu luyến, một chút bùi ngùi còn đọng lại trong giây phút chia tay người thầy giáo – GS Yaxen N. Daxuroxki.
Tuấn Anh