Chủ Nhật, 22/9/2024
Chính sách
Thứ Sáu, 24/8/2012 19:4'(GMT+7)

Gia Lai phát triển "tam nông" gắn với xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới để người nông dân được sống trong môi trường tự nhiên trong lành, giữ được tình nghĩa cộng đông; đồng thời được hưởng những giá trị ưu việt của văn minh đô thị. Ảnh minh họa.

Xây dựng nông thôn mới để người nông dân được sống trong môi trường tự nhiên trong lành, giữ được tình nghĩa cộng đông; đồng thời được hưởng những giá trị ưu việt của văn minh đô thị. Ảnh minh họa.

Nông dân đã có điều kiện từng bước tiếp cận với khoa học kỹ thuật và nâng cao kỹ năng trong lao động sản xuất, các loại cây trồng - vật nuôi được chuyển đổi theo hướng tích cực và tạo ra nguồn sản phẩm hàng hóa dồi dào, bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi và khởi sắc, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở các vùng nông thôn được coi là yếu tố quyết định và tỉnh đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng và phát triển, đó là hệ thống "điện - đường - trường - trạm". Đã có hơn 40 công trình thủy lợi vừa và nhỏ được xây dựng mới ở khắp vùng nông thôn trong tỉnh và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả, nâng tổng số công thủy lợi hiện có trên địa bàn lên đến 313 công trình. Trong đó có 98 hồ chứa, 176 đập dâng và 39 trạm bơm điện với tổng năng lực tưới tiêu theo thiết kế khoảng 50.000ha cho các loại cây trồng, chủ lực vẫn là cây lúa nước 2 vụ và các loại cây cà phê, hồ tiêu...Hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn cũng ngày càng được hoàn thiện, đã làm mới được 124km đường nông thôn và cải tạo nâng cấp gần 1.000km với nhiều cầu cống các loại. Đến nay đã có 100% số xã có đường ô tô đến tận trung tâm, 100% số thôn buôn có điện lưới quốc gia và có hơn 90% số hộ nông thôn sử dụng điện trong sinh hoạt và sản xuất.

Theo đó, một số loại cây trồng đã được nhanh chóng chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, nhất là tạo ra được những vùng chuyên canh có giá trị kinh tế cao và ổn định. Toàn tỉnh hiện có 70.000ha cao su và sẽ tăng lên 120.000ha vào năm 2015 (sau khi thực hiện việc chuyển đổi 50.000ha rừng nghèo sang trồng cây cao su), có 80.000ha cây cà phê kinh doanh, 20.000ha lúa nước 2 vụ, hơn 20.000ha mía và đang phát triển các vùng chuyên canh hoa, rau sạch...Giá trị sản phẩm nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngày càng tăng, đời sống nông dân được nâng cao và thu hẹp dần tỷ lệ hộ nghèo trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
 
Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đã giảm xuống còn 23,75% (theo tiêu chí mới), bình quân mỗi năm giảm 3,5% tương đương khoảng 10.000 hộ. Vai trò tự chủ của nông dân trong quá trình phát triển sản xuất ngày càng được thể hiện rõ nét hơn, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã biết tiếp cận với đồng vốn vay, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt - chăn nuôi. Hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường củng cố, dân chủ được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

"Tam nông" ở Gia Lai phát triển đã tạo đà cho việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đẩy nhanh được tiến độ theo mục tiêu đã đề ra, nhiều tiêu chí ở các xã đã được hoàn thành khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiện nay trong toàn tỉnh đã có 13 xã (chiếm 7%) đạt từ 5 - 8 tiêu chí, 173 xã (chiếm 93%) đạt dưới 5 tiêu chí, phấn đấu đến năm 2015 có 45 xã và đến năm 2020 có 100% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới./.

Văn Thông - TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất