Các nghị quyết, kết luận, quy định của Hội nghị Trung ương 4, 5, 6 (khóa XIII); Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 01/8/2022 của Thành ủy về đẩy mạnh xây dựng tư tưởng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam; Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kết luận số 31-KL/TW, ngày 07/3/2022 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển ngành công nghiệp bô-xít-alumin-nhôm đến năm 2030 tầm nhìn 2045…
Tổ chức Tọa đàm cấp Ban với chủ đề “75 năm Ban Tuyên giáo Thành ủy - Thành tựu, bài học kinh nghiệm và trách nhiệm đối với sự phát triển của thành phố”.
Hoạt động hướng dẫn chuyên môn công tác lý luận chính trị có sự khởi sắc tích cực, mang tính chủ động, bài bản hơn. Đã tổ chức đợt sinh hoạt chuyên môn thông qua hình thức dự giờ, xây dựng tiết dạy phục vụ tổ chức Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi tại 13/14 trung tâm chính trị; qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các chương trình lý luận chính trị theo quy định. Tập huấn nghiệp vụ công tác lý luận chính trị cho đội ngũ báo cáo viên, giảng viên của thành phố.
Tổ chức thành công Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi năm 2022. Đây là đợt sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ bổ ích và cần thiết, là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng giảng dạy của đội ngũ giảng viên chuyên trách; tạo điều kiện để các đồng chí giảng viên giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm. Ban Tổ chức đã trao 15 giải, trong đó: 01 giải nhất (đồng chí Đào Xuân Tuấn, Trung tâm Chính trị huyện Vĩnh Bảo); 02 giải nhì; 03 giải ba; 06 giải khuyến khích và 03 giải chuyên đề. 02 đồng chí tham gia Hội thi cấp khu vực phía Bắc và đều đạt giải khuyến khích (đồng chí Đào Xuân Tuấn, Vĩnh Bảo; Đỗ Hoa Cương, Ngô Quyền).
Công tác giám sát, khảo sát chuyên môn được coi trọng. Đã tổ chức các đoàn giám sát làm việc tại Trường Chính trị Tô Hiệu, quận Lê Chân; khảo sát việc triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục học tập LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân và công tác bồi dưỡng chính trị hè tại Trường Đại học Hải Phòng và huyện Cát Hải và khảo sát chuyên môn tại 100% trung tâm chính trị quận, huyện.
Tiếp tục hướng dẫn, theo dõi việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại các trung tâm chính trị cấp huyện, các đảng bộ trực thuộc thành ủy đảm bảo kế hoạch đề ra và phù hợp với tình hình thực tiễn. Khảo sát việc triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân; Công tác bồi dưỡng chính trị hè cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên đầu khóa ngành giáo dục thành phố.
Về công tác lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng tiếp tục tập trung tham mưu triển khai thực hiện Kế hoạch số 182-KH/TU, ngày 10/6/2019 về việc biên soạn và xuất bản sách “Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng - Tập IV (2000-2020)”. Nhiều địa phương, đơn vị đã hoàn thành biên soạn, phát hành các ấn phẩm lịch sử. Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng tiếp tục được các địa phương quan tâm tổ chức với nhiều hình thức phong phú, sinh động. Các địa phương, đơn vị đã có nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, phù hợp với tình hình thực tiễn như: Tổ chức các cuộc thi, giao lưu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, toạ đàm, chuyên đề…. Nhiều quận, huyện, đảng bộ trực thuộc đã phối hợp với Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên tổ chức các buổi nói chuyện ngoại khóa, hoạt động chuyên đề về Đảng, Bác Hồ nhân kỷ niệm kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, thành phố: Công tác giáo dục truyền thống cho học sinh được đặc biệt quan tâm. Các đơn vị đã tổ chức cho học viên, học sinh đi thực tế, trải nghiệm, tham quan, về nguồn, tìm hiểu các các địa danh, di tích gắn với lịch sử như: Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Khu Di tích Bạch Đằng Giang, Khu di tích Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Khu di tích Đền thờ Tôn Đức Thắng, đền thờ trạng nguyên Trần Tất Văn… Bên cạnh đó, việc tuyên truyền những nội dung truyền thống cách mạng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường; tuyên truyền trên loa phát thanh của các xã, phường, trong sinh hoạt chi bộ. Chất lượng thẩm định các công trình, ấn phẩm lịch sử Đảng được nâng cao.
Thực hiện quy định, hướng dẫn của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo các cấp ủy Đảng, các địa phương, các ngành của thành phố tổ chức triển khai thực hiện cụ thể.
Tính đến hết tháng 8/2022, toàn thành phố có 211/217 xã, phường, thị trấn hoàn thành việc biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ (đạt 97,2%); có 11/15 quận, huyện có 100% xã, phường, thị trấn hoàn thành việc biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ; có 69 đảng bộ xã, phường, thị trấn (bằng 32%) đã tiến hành tái bản lịch sử đảng bộ (có chỉnh lý, bổ sung). Có 14/15 quận, huyện hoàn thành việc biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ. Đối với cấp Đảng bộ thành phố, đã biên soạn và xuất bản được 3 tập lịch sử Đảng bộ đến năm 2000; và hiện đang gấp rút hoàn thiện tập 4 của Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng cho 20 năm đầu thế kỷ XXI. Đối với các ngành, các tổ chức, tới nay đã có nhiều đơn vị biên soạn được lịch sử của ngành, tổ chức mình.
Nhìn chung các công trình lịch sử Đảng bộ được biên soạn, xuất bản công phu, nghiêm túc, đúng quy trình, nội dung chân thực, khách quan, đảm bảo tính đảng và tính khoa học, đồng thời thể hiện rõ những nét đặc thù, độc đáo riêng của từng địa phương, đơn vị, góp phần làm rõ thêm lịch sử của Đảng bộ thành phố.
Tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử lịch sử Đảng bộ thành phố”. Đã cập nhật thêm 35 ấn phẩm lịch sử, gần 130 di tích lịch sử, cách mạng, tiểu sử 350 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và nhiều tư liệu khác của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy. Đây là kênh khai thác dữ liệu lịch sử hiệu quả, thiết thực phục vụ trực tiếp cho công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thành phố.
Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tổ chức thành công Tọa đàm “Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương, đơn vị ở Đảng bộ thành phố Hải Phòng – Thực trạng, giải pháp và những vấn đề đặt ra”; góp phần chỉ rõ kết quả đạt được, những cách làm sáng tạo cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng tại Đảng bộ thành phố trong thời gian tới.
Để tiếp tục đổi mới công tác lý luận chính trị và lịch sử Đảng, trong thời gian tới, Thành phố Hải Phòng tập trung vào một số nhiệm vụ chính như sau:
Thứ nhất, tăng cường hướng dẫn và giám sát việc triển khai học tập, quán triệt, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định, quy định của Đảng. Triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung, chương trình công tác giáo dục lý luận chính trị năm 2023. Cập nhật những quan điểm, chủ trương mới của Trung ương, Thành ủy vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị Tô hiệu và các Trung tâm chính trị cấp huyện và các đảng bộ trực thuộc Thành ủy.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giảng dạy lịch sử Đảng, nhất là truyền thống lịch sử cách mạng của Đảng bộ thành phố; nâng cấp cơ sở dữ liệu điện tử lịch sử Đảng bộ thành phố.
Thứ ba, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ số trong công tác giáo dục lý luận chính trị; tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng.
Th.S Nguyễn Mỹ Chinh
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng