Thứ Tư, 25/9/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Tư, 7/11/2012 22:51'(GMT+7)

Hậu Giang: sơ kết 5 năm về công tác tuyên truyền miệng và trao giải Cuộc thi Việt Nam - Lào

Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 17 của Ban Bí thư Trung ương

5 năm qua, các cấp uỷ đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, các cấp ủy Đảng và chính quyền trong tỉnh ngày càng quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên.

Nhiều phương tiện hiện đại đã được trang bị và sử dụng có hiệu quả, như: máy tính xách tay, máy chiếu, máy ghi âm, máy ảnh kỹ thuật số, hệ thống âm thanh hiện đại… góp phần tích cực thúc đẩy việc đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền miệng và nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ báo cáo viên. Bên cạnh đó, nhiều Trung tâm Bồi dưỡng chính trị và một số hội trường mới được đầu tư xây dựng khang trang, phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền miệng. Nhiều địa phương, các cấp ủy, chính quyền đã có sự quan tâm tạo điều kiện về kinh phí cho hoạt động báo cáo viên, vận dụng các chính sách về chế độ cho hội nghị báo cáo viên và thù lao cho báo cáo viên.

Đến năm 2012, tỉnh có 42 đồng chí và 8 đồng chí là báo cáo viên Thường trực, trong đó có 5 đồng chí được Ban Tuyên giáo Trung ương cấp thẻ (1 đồng chí là UVBTV Tỉnh ủy); cấp huyện có 205 đồng chí báo cáo viên (trong đó có 37 đồng chí là báo cáo viên cấp tỉnh); 1.448 tuyên truyền viên.

Trong 5 năm qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với các huyện, thị đã tổ chức được 25 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo cáo viên cho gần 3.000 lượt học viên tham dự; tổ chức được gần 60 cuộc hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh với gần 5.000 lượt đại biểu tham dự với các nhóm chuyên đề như: 13 chuyên đề về kinh tế - xã hội; 15 chuyên đề về văn hóa; 27 chuyên đề về nghị quyết, luật; 31 chuyên đề về an ninh quốc phòng; 45 chuyên đề về quốc tế, đối ngoại và 17 chuyên đề về một số nội dung khác; 424 cuộc hội nghị báo cáo viên cấp huyện và tương đương, có 48.716 lượt người tham dự; 18.286 cuộc hội nghị báo cáo viên cấp xã và tương đương với hơn 1.000.000 lượt người tham dự.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được trong 5 năm qua, vẫn còn một số cấp uỷ chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền miệng, chưa quán triệt sâu sắc Chỉ thị 17- CT/TW của Ban Bí thư (khóa X). Có nơi còn xem nhẹ công tác tuyên truyền miệng hoặc gần như giao phó cho cơ quan Tuyên giáo, thiếu sự kiểm tra, định hướng cho báo cáo viên thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền miệng. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác tuyên truyền miệng ở một số địa phương, đơn vị chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao, nhất là yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam”

Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam” trên địa bàn tỉnh là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào 2012”, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác giữa hai nước. Sau gần 5 tháng triển khai, cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam” đã có sức lan toả sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Có 10.640 bài tham gia dự thi của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong tinh.

Kết quả Ban Tổ chức đã trao 1 giải nhất trị giá 10 triệu đồng cho thí sinh Lê Thị Kiều Oanh, giáo viên trường THCS Nam Kỳ Khởi nghĩa, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành; 2 giải nhì; 3 giải ba và 10 giải khuyến khích.

Tại Hội nghị, ông Đinh Văn Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ đã biểu dương những thành tích đạt được trong 5 năm  thực hiện Chỉ thị 17 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X), cũng như các thí sinh đã tích cực tham gia cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ yêu cầu:

1- Các cấp ủy, người đứng đầu cơ sở tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đảm bảo chất lượng, để có kế hoạch củng cố, bổ sung, tập huấn, bồi dưỡng kịp thời, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và bùng nổ thông tin trên cơ sở sự quan tâm đầu tư đầy đủ về nguồn lực cho lĩnh vực công tác này.

2- Đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền miệng, tăng cường đối thoại, gắn với việc nắm bắt và phản ánh dư luận xã hội, lắng nghe ý kiến của nhân dân; tăng cường công tác tuyên truyền miệng hướng về cơ sở, thực hiện thông tin hai chiều, tích cực đối thoại trong tuyên truyền miệng, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc đặt ra từ cuộc sống; tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng hội nghị báo cáo viên định kỳ.

3- Có kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên các cấp; củng cố và chỉ đạo hoạt động của Trung tâm Thông tin công tác Tuyên giáo tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện đáp ứng yêu cầu công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

4- Hàng năm, các cấp ủy cơ sở tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả, vai trò của công tác tuyên truyền miệng, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên gắn với đánh giá kết quả thực hiện công tác xây dựng Đảng, có chế độ biểu dương khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác tuyên truyền miệng.

Nhân dịp này, Tỉnh uỷ đã tặng 15 Bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác tuyên truyền miệng 5 năm qua.

Uy Tín
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hậu Giang


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất