Thứ Ba, 24/9/2024
Diễn đàn
Chủ Nhật, 27/3/2011 21:40'(GMT+7)

Hãy tỉnh táo

Đồng thời, Mỹ cũng đóng băng khoản tiền 4,2 triệu USD do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tài trợ cho Cu-ba nhằm giúp phòng chống AIDS và bệnh lao. Phát biểu với báo giới, Thứ trưởng Ngoại thương và đầu tư nước ngoài của Cu-ba, Óc-lan-đô Héc-nan-đéc, nói rằng, đây là một hành động mới trong chính sách bao vây, cấm vận chống Cu-ba.

Những động thái này cho thấy quan hệ Mỹ-Cu-ba vẫn luôn bị phủ bóng bởi chính sách cấm vận của Mỹ và một trong những hệ lụy nhãn tiền của chính sách này là không chỉ Cu-ba mà cả Mỹ cũng mệt mỏi, nếu không nói là thiệt thòi.

Có thể thấy rõ điều này khi tờ báo Mỹ Thời báo Los Angeles cho biết trong năm nay, Cu-ba sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu mỏ trên Vịnh Mê-xi-cô, trong vùng lãnh thổ Cu-ba.

Do Mỹ thực hiện lệnh cấm vận nên các công ty của Mỹ sẽ không thể tham gia thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên ngoài khơi của Cu-ba, nơi các chuyên gia ước tính có trữ lượng khoảng 5 tỷ thùng dầu thô và nhiều triệu mét khối khí đốt tự nhiên. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc các công ty Mỹ bị ngăn cấm tham gia các dự án tìm kiếm dầu mỏ này đương nhiên sẽ tạo điều kiện để các công ty của các nước khác nhảy vào. Việc ấy, chẳng khác gì Mỹ đã trao lợi thế cạnh tranh cho các công ty đối thủ của mình.

Chính sách bao vây cấm vận này cũng không cho phép Mỹ hợp tác với Cu-ba trong lĩnh vực bảo vệ môi trường một khi xảy ra các rủi ro như tràn dầu do bão hay sai sót kỹ thuật. Hẳn người ta vẫn chưa quên hồi năm ngoái, tập đoàn dầu khí BP đã gây ra vụ tràn dầu tệ hại, dẫn tới một trong những thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử trên khu vực Vịnh Mê-xi-cô. Mặc dù khi ấy, giữa Mỹ và Cu-ba đã có những sự phối hợp nhất định để cùng khắc phục hậu quả (Cu-ba cho phép tàu của Mỹ vào để xem xét các thiệt hại trên vùng biển Cu-ba, trong khi Mỹ cấp thị thực cho các nhà khoa học Cu-ba vào Mỹ tham gia các hội nghị môi trường ở Phlo-ri-đa…). Thế nhưng, những sự hợp tác đó rõ ràng chưa đủ.

Nếu hợp tác với Cu-ba, chắc chắn quyền lợi của hai bên rõ ràng được bảo đảm, trong khi môi trường sẽ được bảo vệ tốt hơn, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Không thể dựa trên ảo tưởng rằng, chính sách bao vây cấm vận sẽ làm cho Cu-ba không khai thác được các nguồn tài nguyên hay sẽ thiếu cương quyết trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia của mình. Việc mới đây tòa án Cu-ba kết án công dân Mỹ A-lan Grô-xơ 15 năm tù về tội làm gián điệp cho thấy rõ điều này.

Một sự tỉnh táo, sáng suốt trong chính sách đối với Cu-ba có lẽ là điều cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ, mà trước hết cũng vì quyền lợi của chính nước Mỹ./.

(Theo: Yên Ba/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất