Chủ Nhật, 22/12/2024
Giáo dục
Thứ Năm, 30/10/2014 21:41'(GMT+7)

Hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của việc đổi mới đánh giá học sinh


Theo đó, Bộ yêu cầu các Sở  thành lập tổ công tác để hỗ trợ thường xuyên, kịp thời các trường triển khai thực hiện TT 30/2014. Đồng thời chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tập trung vào đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo TT 30/2014.

Bộ yêu cầu giáo viên cần chú ý hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của việc đổi mới đánh giá học sinh; về cách nhận biết các năng lực và phẩm chất của học sinh; cách nhận xét, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện; cách ra đề kiểm tra cuối học kì I, cuối năm học.

Cán bộ quản lí cùng giáo viên trải nghiệm qua thực tế dạy học trên lớp để chia sẻ về cách đánh giá thường xuyên bằng nhận xét học sinh trong quá trình dạy học; thống nhất cách vận dụng, triển khai cho phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; cập nhật thông tin cách đánh giá của các trường, các chuyên gia, trao đổi qua mạng tieuhoc.moet.edu.vn để vận dụng vào thực tế dạy học; tuyên truyền giải thích cho cha mẹ học sinh về quy định đánh giá học sinh tiểu học, hướng dẫn cha mẹ học sinh cách theo dõi, hỗ trợ học sinh học tập, tham gia đánh giá học sinh, phối hợp với giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

Bộ yêu cầu cán bộ quản lí, cán bộ cốt cán hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên trong đánh giá thường xuyên bằng nhận xét: được quyền chủ động vận dụng một cách linh hoạt, có thể bằng "lời nói" hoặc là “viết” phù hợp với học sinh và nhà trường, đúng với yêu cầu của việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét; được quyền chủ động viết nhận xét vào vở hoặc phiếu học tập, bài kiểm tra của học sinh, sử dụng tin nhắn, email… để liên lạc sao cho thuận tiện trong việc phối hợp giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh

Bộ cũng hướng dẫn, mặc dù TT 30/2014 quy định, yêu cầu giáo viên phải quan tâm đánh giá tất cả học sinh, không được “quên” em nào, nhưng khi viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng; không lạm dụng việc dùng các câu nhận xét có mẫu vì không phù hợp với các học sinh khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau.

Bộ yêu cầu các sở tiếp tục chỉ đạo việc sử dụng sổ theo dõi chất lượng giáo dục: một giáo viên dù dạy một hay nhiều môn, có thể chỉ cần thiết kế một cuốn sổ (sổ bằng giấy hoặc sổ điện tử) theo dõi chất lượng giáo dục, do giáo viên quản lí sử dụng, có thể để tại lớp học hoặc tại trường hoặc mang về nhà, tùy theo điều kiện cụ thể. Nhà trường có thể thiết kế thành một cuốn sổ chung để tại lớp học, miễn sao đạt mục đích yêu cầu của sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục do Bộ hướng dẫn chỉ là gợi ý, không bắt buộc giáo viên phải thực hiện theo mẫu đó. Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc Công văn số 68/BGDĐT- GDTrH ngày 07/01/2014 của Bộ GD&ĐT về việc chấn chỉnh lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, đồng thời khuyến khích việc sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử. Hồ sơ, sổ sách theo quy định tại TT 30/2014 và Công văn số 68/BGDĐT- GDTrH không in tên Bộ GD&ĐT trên bìa, do sở GD&ĐT hướng dẫn phù hợp và thuận lợi cho các nhà trường.

Thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm nhẹ công việc, thủ tục hành chính, hồ sơ, sổ sách; hỗ trợ để giáo viên dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, động viên học sinh hoàn thành nội dung học tập, tiến bộ, tự tin, sáng tạo...

Các phòng GD&ĐT, nhà trường tổ chức sơ kết thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo TT 30/2014 vào các thời điểm giữa tháng 11/2014, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học 2014-2105, các báo cáo gửi Bộ GD&ĐT (Vụ Giáo dục Tiểu học) sau sơ kết 10 ngày.

TG 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất