Chủ Nhật, 24/11/2024
Đời sống
Thứ Bảy, 25/5/2013 10:34'(GMT+7)

Hiệu qủa đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Qua kiểm tra, trên 74,5% lao động sau khi học nghề đã có việc làm và thu nhập ổn định góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc ở nông thôn trên địa bàn.

Tỉnh đã triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở 100% xã, phường, thị trấn và mở các lớp dạy nghề phù hợp với yêu cầu thực tế từng địa phương. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Đắk Lắk đã tổ chức thí điểm dạy nghề xây dựng dân dụng, sửa chữa xe máy, mây tre đan kỹ nghệ, trồng nấm, mang lại hiệu quả thiết thực. Tại địa bàn huyện Krông Ana có phong trào trồng nấm, tỉnh đã phối hợp với các cơ sở sản xuất nấm tổ chức dạy nghề trồng nấm cho hàng trăm lao động. Nhờ vậy, hầu hết số lao động này sau khi học nghề đã về tự sản xuất nấm và có thu nhập thêm mỗi tháng từ 3 đến 4 triệu đồng. Số lao động học nghề tại các cơ sở sản xuất mây tre đan kỹ nghệ, dệt thổ cẩm ở các xã Ea Kao (thành phố Buôn Ma Thuột), dệt thổ cẩm Tân Tiến, Ea Kênh (huyện Krông Pắk)...sau khi học xong, các đơn vị cũng đã cung cấp nguyên liệu, đặt hàng và thu mua lại sản phẩm, tạo việc làm cho 500 hộ đồng bào...

Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn trang thiết bị của các cơ sở trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học; đội ngũ cán bộ, giáo viên còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, công tác giải quyết việc làm cho lao động sau khi đào tạo chưa được quan tâm đúng mức; các ngành, các cấp còn khoán trắng việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho ngành lao động...

Theo kế hoạch, trong năm 2013, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đào tạo nghề cho 1.798 lao động thuộc diện hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng nông thôn nhằm tạo điều kiện cho đồng bào tăng thêm thu nhập, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng./.

Theo TTXVN
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất