Thứ Ba, 24/9/2024
Pháp luật
Thứ Hai, 13/12/2010 21:0'(GMT+7)

Hội thảo khoa học: "Nhà nước pháp quyền, quản trị hiệu quả và phòng chống tham những: kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”

Hội thảo khoa học: "Nhà nước pháp quyền, quản trị hiệu quả và phòng chống tham những: kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam” do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, tổ chức từ ngày 13-14/12/2010 đã khai mạc sáng nay tại Hà Nội.

Sau Diễn văn khai mạc của PGS, TS Lê Quốc Lý- Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Diễn văn khai mạc của Bà Kate Harrisson- Phó Đại sứ Vương quốc Anh tại Hà Nội và Báo cáo đề dẫn: “Vai trò Nhà nước pháp quyền và quản trị hiệu quả nhằm tăng cường phòng, chống tham nhũng” của TS. Nguyễn Đức Thuỳ- Viện trưởng Viện nghiên cứu quyền con người, ngày hôm nay 13/12, Hội thảo tập trung nghe và thảo luận các nội dung đề cập trong các tham luận: “Chuẩn mực quốc tế về Nhà nước pháp quyền” của ông Nicholas Booth- Cố vấn chính sách về Pháp quyền và Tiếp cận công lý, Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam; “Tăng cường vai trò giám sát tối cao của Quốc hội trong hoạt động phòng, chống tham nhũng” của ông Lương Phan Cừ-Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; “Đo lường, đánh giá tham nhũng trong phòng chống tham nhũng” của ông Mathew Salomon- Văn phòng quốc gia Tổ chức minh bạch quốc tế tại Việt Nam; “Công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam của Ths. Lê Văn Lân- Vụ trưởng, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; “Thanh tra Chính phủ với công tác phòng chống tham nhũng” của TS. Trần Ngọc Liêm- Chánh văn phòng Thanh tra Chính phủ ,.. và tham luận “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng” của TS. Tạ Thị Minh Lý- Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp. Những vấn đề nêu ra và thảo luận tại Hội thảo đã tập trung vào nội dung chính thứ nhất: Lý luận chung về Nhà nước pháp quyền, quản trị hiệu quả và phòng chống tham nhũng.

Sau một ngày nghe và thảo luận các báo cáo, Hội thảo đi đến đồng thuận: Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực, tồn tại ở mọi quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị và trình độ phát triển. Tham nhũng luôn gắn liền với quyền lực. Chừng nào quyền lực bị tha hoá, hoặc bị lợi dụng, thì chừng đó, tham nhũng vẫn còn tồn tại, và là một nguyên nhân gây ra thiệt hại lớn nhất và tác động xấu đến sự phát triển trong đời sống của thế giới loài người. Vì vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền và một nền quản trị hiệu quả là cách thức hữu hiệu nhất, để đẩy lùi, để tiến tới loại trừ tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội; đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng cũng là một yêu cầu bức thiết, tất yếu để xây dựng Nhà nước pháp quyền và một nền quản trị hiệu quả.

Tại Việt Nam, từ nhiều năm nay, tham nhũng đã trở thành một vấn nạn trong đời sống xã hội, mà nhiều văn kiện của Đảng và chính sách của Nhà nước đã đề cập, và các diễn đàn lớn tập trung thảo luận, nhưng chưa tìm được giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Muốn phòng và chống tham nhũng đạt hiệu quả, tất yếu phải có giải pháp đồng bộ về cả thể chế và các biện pháp đặc hiệu.

Ngày mai, Hội thảo tiếp tục nghe các tham luận và thảo luận nội dung thứ hai: Kinh nghiệm và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền, quản trị hiệu quả và phòng chống tham nhũng

Hà Uyên

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất