Thứ Năm, 10/10/2024
Xã hội
Thứ Hai, 16/5/2022 14:1'(GMT+7)

Hơn 9.000 tỷ đồng vốn giúp người dân giảm nghèo bền vững

Làm thủ tục cho hộ nghèo, đối tượng chính sách vay vốn tại điểm giao dịch xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN

Làm thủ tục cho hộ nghèo, đối tượng chính sách vay vốn tại điểm giao dịch xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN

Trong số đó, tại 9 huyện miền núi của tỉnh đã cho vay hơn 3.482 tỷ đồng, với 85.944 lượt hộ vay. Số lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn chiếm 50%, với 20 chương trình tín dụng ưu đãi khác nhau.

Các nguồn vốn vay, giúp tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 12,9% năm 2015 giảm xuống còn 4,4% năm 2021, riêng khu vực miền núi từ 40,85% năm 2015 giảm xuống còn 15,26% năm 2021. 

Tính đến 31/12/2021, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách của tỉnh đạt 5.554 tỷ đồng, tại 9 huyện miền núi đạt 2.271 tỷ đồng, với 59.142 khách hàng vay vốn.

Ông Lê Hùng Lam, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Nam cho biết, tín dụng chính sách xã hội đã giúp hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen tại nhiều địa phương, nhất là khu vực nông thôn trong tỉnh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân miền núi ngày càng được cải thiện. Đồng thời, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng ngày càng được tăng cường và củng cố. 

Cũng theo ông Lê Hùng Lam, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục được đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả; trong giai đoạn 2016-2021, đã có 236.307 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Vốn tín dụng chính sách đã góp phần cho 103.277 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo vay vốn; tạo việc làm cho 20.885 lao động, có 398 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Quảng Nam cho biết, ngay từ đầu năm 2022 đã tập trung tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tín dụng được giao, huy động các nguồn vốn thu hồi quay vòng. Đồng thời, đẩy mạnh việc nhận vốn ủy thác từ ngân sách địa phương, huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trên thị trường… nhằm đáp ứng nhu cầu vốn giải ngân các chương trình tín dụng chính sách, phấn đấu đạt dư nợ 6.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2021 để chủ động tham mưu chính quyền địa phương rà soát và lập danh sách hộ đủ điều kiện, có nhu cầu vốn để chủ động cho vay, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, không để nguồn vốn tồn đọng, đảm bảo hoàn thành kế hoạch tín dụng hằng tháng theo quy định. 

Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Quảng Nam cũng tích cực huy động các nguồn vốn, đẩy mạnh việc nhận vốn ủy thác từ ngân sách địa phương, huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trên thị trường. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương triển khai tốt, hiệu quả Tuần lễ “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo” nhằm huy động nguồn lực cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội. 

Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Quảng Nam phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ tín dụng hàng năm từ 9-11%, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách; trong đó, tập trung ưu tiên nguồn vốn cho các huyện miền núi, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định.

Điều này đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn đều được vay vốn các chương trình tín dụng và tiếp cận các dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.../.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất