Chủ Nhật, 13/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Ba, 14/1/2014 23:4'(GMT+7)

Hưng Yên: Trên 23 nghìn học viên được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

Thực hiện Kế hoạch số 21 -KH/BTGTU ngày 06/12/2012 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên, năm 2013, trung tâm BDCT các huyện, thành phố và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã mở được 261 lớp, thuộc các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho 23.717 học viên, đạt 117,9% kế hoạch. Riêng trung tâm BDCT các huyện, thành phố mở được 246 lớp, với 22.688 học viên; các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy mở được 15 lớp, với 1.029 học viên. Trong đó, Sơ cấp LLCT là 8 lớp/406 học viên; bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng 28 lớp/2.583 học viên; đảng viên mới 20 lớp/1.976 học viên; Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở 13 lớp/1.285 học viên; công tác Tuyên giáo ở cơ sở 9 lớp/623 học viên; nghiệp vụ tuyên giáo lĩnh vực nghiên cứu giáo dục LLCT 3 lớp/215 học viên; lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác đoàn thể 83 lớp/7.344 học viên; các chuyên đề 43 lớp/4.302 học viên và các lớp khác theo yêu cầu cấp ủy 54 lớp/4.983 học viên. 

Các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo đảm thời gian, đối tượng, nội dung chương trình theo quy định; số lượng lớp và học viên tăng so với năm 2012 (tăng 26 lớp (11%) với 1.185 học viên (5%); tỷ lệ khá và giỏi đạt trên 80%. Bên cạnh thực hiện chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của địa phương, các đơn vị đã quan tâm tới tính hiệu quả việc gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy LLCT: dành thời gian đưa nội dung các chuyên đề báo cáo bổ sung quán triệt chủ trương, quan điểm mới của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, tình hình thời sự, lịch sử tỉnh Hưng Yên… vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp đối tượng; đồng thời tổ chức đi nghiên cứu thực tế, học tập kinh nghiệm các đơn vị điển hình trong và ngoài tỉnh, nhằm giúp cán bộ, giảng viên, học viên nâng cao kiến thức thực tiễn, góp phần tăng tính thuyết phục của bài học, môn học.

Trung tâm BDCT Phù Cừ đã lựa chọn, lồng ghép những vấn đề thiết thực của chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vào các lớp đoàn thể, gắn trách nhiệm của đoàn thể đó đối với việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực cùng với tổ chức đảng, chính quyền chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới. Trung tâm BDCT Khoái Châu đã phối hợp với Huyện Đoàn tổ chức cho học viên đi trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng tổ chức đoàn trong sạch vững mạnh tại Nam Đàn (Nghệ An), tổ chức cho hội viên lớp Người cao tuổi đi thăm và báo công trước anh linh Bác Hồ tại K9, di tích Kim Liên. Trung tâm BDCT Mỹ Hào đã phối hợp với Hội Nông dân đưa lớp cán bộ Hội nông dân đi học tập kinh nghiệm điển hình về mô hình làm kinh tế giỏi; tổ chức lớp cán bộ tuyên giáo, dân vận đến thăm quan một số di tích lịch sử ở Ninh Bình (đền vua Đinh, Lê, nhà thờ đá Phát Diệm)…

Tuy nhiên, trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng LLCT, các trung tâm BDCT và các đảng ủy trực thuộc còn tồn tại, hạn chế: Một số đơn vị sự phối hợp với các ban, ngành đoàn thể chưa chặt chẽ, tham mưu với cấp ủy chưa kịp thời nên việc mở lớp còn chậm; duy trì về số lượng còn thấp so với kế hoạch; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định trước và sau khi mở lớp còn chậm. Việc quán triệt thực hiện gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy LLCT chưa thực sự chú trọng, nhiều giảng viên chưa đầu tư nhiều công sức để nghiên cứu, soạn bài và rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy, nên chất lượng bài giảng và hiệu quả giáo dục LLCT còn hạn chế…./.

Lê Thị Hiếu

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất