(TCTG)- Theo hãng AFP, chính thức từ ngày 22/2, bất chấp những hành động gây áp lực của cộng đồng quốc tế, Iran đã gia nhập câu lạc bộ của các nước có khả năng làm giàu urani ở cấp độ công nghiệp.
Vào tháng 3 tới, Téhéran sẽ có thể khởi động hai cơ sở làm giàu urani mới, cộng với những cở sở đang hoạt động hiện nay tại Natanz, sẽ cụ thể hoá dự án xây dựng 10 nhà máy hạt nhân đang gây ra cuộc bút chiến với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Ông Ali Akbar Salehi, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran đã nêu rõ “Iran muốn đạt đến công đoạn có thể sản xuất được từ 250-300 tấn nhiên liệu hạt nhân/năm để cung cấp cho các nhà máy điện hạt nhân tương lai của mình”.
Chính việc làm giàu urani ở cấp độ 20%, dành cho nghiên cứu và ứng dụng trong y tế, đã làm cho cộng đồng quốc tế lo ngại. Các đề xuất của phương Tây nhằm trao đổi urani được làm giàu ở cấp độ thấp lấy số urani ở cấp độ 20%, mặc dù đã được hai phía chấp thuận về mặt nguyên tắc, đã bị kéo dài do các thể thức áp dụng, điều này đã buộc Téhéran phải tự làm giàu urani và đẩy Nga, Mỹ và Pháp phải viết đơn bày tỏ lo ngại của mình lên IAEA: “Nếu Iran tiếp tục tăng cường làm giàu urani, điều này sẽ làm dấy lên những lo ngại về tham vọng hạt nhân của nước này”.
Mối quan tâm thực sự không phải là việc làm giàu urani ở mức 20%, mức cần thiết để sản xuất vũ khí hạt nhân mà là việc gia tăng nhanh chóng khả năng sản xuất urani làm giàu ở cấp độ cao, hiện đã có 2.000 máy ly tâm đang hoạt động, thêm vào đó là các nhà máy khác trong tương lai. Theo tờ báo Jérusalem Post, 1.000 máy ly tâm và 6 tháng bổ sung sẽ đủ để gia tăng cấp độ làm giàu urani từ mức 20% lên 90%. Những kết luận xác thực, dựa trên các số liệu khác nhau, do các phía đưa ra trong một bài báo của hãng Reuters đã không do dự lên án Téhéran làm giàu urani để chế tạo những đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó tờ báo Jérusalem Post khẳng định Iran không phải chỉ có 2.000 máy ly tâm mà là 4.000, hay chính xác hơn là 3.772 máy. Một mớ lộn xộn những thông báo về kho máy ly tâm của Iran, gia tăng từ một lên gấp đôi song quy tụ cùng một kết luận đó là Iran sắp có vũ khí hạt nhân.
Các kết luận trên có đáng tin cậy không, tuy nhiên các số liệu trên cho thấy chúng thật hỗn tạp. Trong khi cách đây 1 năm, chính phủ Mỹ đã tuyên bố Iran có khả năng chế tạo một quả bom hạt nhân? Một điệp khúc như vậy từ lâu vẫn được sử dụng trên các phương tiện thông tin:
“Ngày 24/2/1993: giám đốc CIA James Woolsey khẳng định Iran sẽ có khả năng tự sản xuất bom hạt nhân trong vòng từ 8-10 năm tới, song nếu có sự giúp đỡ từ bên ngoài, nước này có thể trở thành một cường quốc hạt nhân sớm hơn”.
“Tháng 1/1995: giám đốc cơ quan kiểm soát vũ khí và giải giáp vũ khí của Mỹ John Holum chứng thực Iran sẽ có thể có bom hạt nhân vào năm 2003”.
“Ngày 5/1/1995: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry khẳng định Iran sẽ có thể chế tạo một quả bom hạt nhân trong vòng 5 năm tới, mặc dù sự nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cách thức nước này thực hiện để sở hữu nó”.
“Ngày 29/4/1996: Thủ tướng Ixraen Shimon Peres khẳng định trong 4 năm tới Iran sẽ có thể có các vũ khí hạt nhân”.
“Ngày 21/10/1998: Tướng Anthony Zinni, chỉ huy Bộ tư lệnh trung tâm khẳng định Iran sẽ có thể có khả năng ném bom hạt nhân trong 5 năm tới. Ông nói: Nếu tôi là người đánh cuộc, tôi sẽ nói rằng họ sẽ tác chiến trong 5 năm tới và họ sẽ có khả năng đó”.
“Ngày 17/1/2000: Một đánh giá mới của CIA về khả năng hạt nhân của Iran khẳng định CIA không loại trừ khả năng Iran đã sở hữu vũ khí hạt nhân. Đánh giá dựa trên việc CIA công nhận rằng họ không có khả năng theo dõi chính xác các hoạt động hạt nhân của Iran và vì vậy không thể loại trừ khả năng Iran đã có vũ khí hạt nhân”.
Theo những kết luận không thể tranh cãi của cơ quan tình báo tốt nhất trên thế giới là CIA hay của các chuyên gia khác của Mỹ, sẽ mất từ 7-10 năm để Iran có thể sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng kết quả của thông báo trên còn hùng hồn hơn là phân tích kỹ thuật một cách khách quan, chính việc sử dụng hạt nhân vào mục đích y học của Iran lại gây nên kiểu tuyên truyền cổ điển này trên các phương tiện thông tin đại chúng từ các giai đoạn thời cựu Tổng thống Bin Clinton đến cựu Tổng thống George W. Bush.
Tướng Petraeus, Tư lệnh Bộ chỉ huy trung tâm kêu gọi gây sức ép lên Iran. Paris “thúc giục thế giới hành động khẩn cấp”.
Vấn đề: rất nhiều đồn thổi có nguồn gốc khác nhau dường như nhằm chỉ ra một điểm không gì thay đổi - một cuộc tấn công Iran - có nguy cơ được thực hiện và rất nhiều ý kiến cảnh báo sẽ xảy ra thảm kịch nếu thực hiện điều ngu ngốc này.
Theo bài báo của AFP, chính Iran làm gia tăng lo ngại về một cuộc xung đột được lập trình, song đối tượng thực hiện tấn công đã được biết tới: “Theo những thông tin chúng tôi nắm được, họ [những người Ixraen] đang chuẩn bị phát động một cuộc chiến tranh vào mùa xuân hay mùa hè”.
Theo tướng Leonid Ivachov, Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa-chính trị Nga, “Một cuộc tấn công chống Iran hiện nay đang được lên kế hoạch, rất có khả năng sẽ được Mỹ và Ixraen thực hiện […] Nếu Ixraen quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân, nước này sẽ làm cho các nước khác đoàn kết với Iran và lên án kẻ độc tài Ixraen và Mỹ. Các nước này sẽ có thể trả đũa bằng cách phát triển các vũ khí huỷ diệt hàng loạt, đặc biệt là vũ khí sinh học”.
Theo Ngoại trưởng Italia Franco Frattini, một cuộc tấn công chống Iran sẽ là “một thảm hoạ cho toàn thế giới […] Việc đe doạ một hoạt động quân sự sẽ chỉ có thể có hậu quả tiêu cực”.
Ngày 22/2, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố: “Một cuộc tấn công của Ixraen vào các cơ sở hạt nhân của Iran sẽ dẫn tới một “thảm hoạ cho khu vực”. Ông nói thêm: “điều này sẽ gây ra những hậu quả không thể đoán trước thậm chí tôi cũng không thể tưởng tượng nổi”.
Trong một đoạn phim chiếu trên kênh truyền hình Russia Today có tựa đề “NATO, liệu có bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba khi tấn công Iran?” ông Michel Chossudoski cho rằng cuộc chiến chống Iran được chuẩn bị từ năm 2004 và chỉ có liên minh mới có thể chiến thắng được công luận. Bằng cách gia tăng những lý do lo ngại về Iran, NATO đã áp dụng một chính sách xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu như ta thấy và nước Nga đã thông qua học thuyết quân sự mới với việc làm cho quân át chủ bài hạt nhân trở nên nhạy bén hơn. Mối quan tâm chính trong học thuyết mới này chính xác là NATO:
“Học thuyết nêu chi tiết 11 mối đe doạ quân sự từ bên ngoài đối với nước Nga, trong đó 7 mối đe doạ đến từ phía Tây. Việc NATO mở rộng về phía Đông và tham vọng có vai trò chính trên thế giới được xác định là mối đe doạ số một đối với nước Nga […] Mỹ là một trong những mối đe doạ khác trong học thuyết, ngay cả khi nước này không được nêu tên trong tài liệu. Mỹ âm mưu gây mất ổn định các nước và khu vực và ngầm phá hoại sự ổn định chiến lược…”
Ngoài việc chống lại sự cô lập mà nước Nga là mục tiêu, Nga cũng đã đưa ra một số khái niệm mới về “những mối đe doạ chiến tranh chính từ bên ngoài”, trong số đó có:
- Mục đích của NATO tự cho mình quyền thực hiện các nhiệm vụ quốc tế là vi phạm luật quốc tế.
- Những yêu sách về lãnh thổ là chống lại nước Nga và các đồng minh của Nga và can dự vào công việc nội bộ của nước khác.
Về mặt năng lượng, Iran là một đồng minh quan trọng của Nga. Chúng ta có thể nghi ngờ bởi Mátxcơva vừa mới xác nhận sẽ cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho Iran bất chấp sự phản đối của Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu và sau đó Nga đã thông báo sẽ hoãn bàn giao hệ thống phòng không trên? Tại sao ông Netanyahu lại lo ngại khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa Iran?
Tại sao phải khẩn cấp cung cấp hệ thống S300 cho Iran? Cần phải thừa nhận rằng NATO đang tiến gần tới biên giới Iran. 15.000 quân tập trung tại cứ điểm Marjah, tỉnh Helmand, phía Tây Afghanistan chính thức để “đè bẹp lực lượng Taliban” trong khi một tướng chỉ huy quân đội Afghanistan thừa nhận “Không có sự chống đối chúng tôi tại Marjah”. Liệu đó có phải để bao vây Iran? Liệu có còn ai tin rằng NATO tăng cường hiện diện tại Afghanistan là để truy tìm trùm khủng bố Ben Laden hay để diệt trừ nạn trồng cây thuốc phiện?
Iran đã ý thức rất rõ sự bao vây này. Đáp lại những tin đồn liên quan một cuộc tấn công có thể xảy ra, “Trong chuyến thăm Croatia tuần trước dịp ông Ivo Josipovic được bầu làm tổng thống, Thứ trưởng Ngoại giao Iran phụ trách các vấn đề châu Âu Ali Ahani đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo giới. Ông đã cảnh cáo sự hiện diện của “các lực lượng nước ngoài, trong đó có NATO” hầu như trên khắp biên giới với Iran. Ngoài ra, các cường quốc phương Tây đã bán số lượng lớn vũ khí cho các nước láng giềng của Iran cũng như các nước trong khu vực. Trước tình hình này, ông cho rằng người Iran có quyền sẵn sàng đáp trả trong mọi thời điểm”.
Theo báo AGORAVOX.fr (Bài dịch)