Thứ Hai, 18/11/2024
Thế giới
Thứ Bảy, 5/12/2009 10:1'(GMT+7)

Ixraen tiếp tục xâm chiếm Jérusalem

Theo luật pháp quốc tế, Jérusalem vẫn còn là thành phố chia cách. Đường ranh giới xanh, đường biên giới đình chiến năm 1948 cũ vẫn chia cách phía Tây có đa số người Do Thái với phía Đông có đa số người Palextin. Các kế hoạch thành lập một Nhà nước Palextin coi Đông Jérusalem là thủ đô tương lai. Phần lớn các giải pháp chia sẻ thành phố đều dựa trên “các đề xuất của cựu Tổng thống Clinton”, được đưa ra vào năm 2000, theo đó: “Các khu phố Do Thái thuộc về Ixraen, các khu phố Ả-rập là của người Palextin”.

Điều bất lợi là thực tế đã thay đổi rất nhiều kể từ khi người Ixraen xâm chiếm Đông Jérusalem năm 1967. Thành phố đã được Nhà nước Do Thái “tái thống nhất”, nhưng “thủ đô” tự xưng này thực tế không được một Nhà nước nào công nhận. Một chính sách thực dân đất đai thành phố dần thay đổi, đôi khi còn thay đổi ranh giới và dân cư thành phố. Ngày qua ngày, vấn đề Jérusalem trở nên khó giải quyết hơn và sự chia cách “lãnh thổ gây tranh cãi” này ngày càng trở nên bất khả thi.

Đa số người Ixraen, ngay cả những người tuyên bố ủng hộ việc thành lập một Nhà nước Palextin cũng không muốn nhìn thấy thành phố một lẫn nữa bị chia sẻ. Theo họ, vấn đề Jérusalem được giải quyết theo luật cơ bản được Quốc hội Ixraen thông qua vào tháng 7/1980, theo đó biến thành phố “đầy đủ và thống nhất” thành thủ đô của Ixraen.

Ba hướng bành trướng

Trên mặt đất, các chính phủ Ixraen và tất cả các đô thị đã thực hiện sát sao và thành công chính sách làm xáo trộn mạnh mẽ diện mạo của Jérusalem. Thậm chí phía Đông và phía Tây luôn giống như hai thành phố riêng biệt-một là của người Do Thái, hiện đại, chia các khu phố cư trú bằng những bức tường đá trên các khu đồi, thứ hai là của người Ả-rập, nhếch nhác, với kiểu quy hoạch đô thị bừa bãi, vô chính phủ, các khu phố bẩn thỉu và đất đai bỏ hoang-đường ranh giới xanh cũ không còn là sự chia cách lâu dài. Phía bên kia của đường ranh giới cũ ngày nay có một con đường 4 làn và có đường tàu điện. Người Ixraen đã thực hiện theo ba hướng, nhằm thay đổi lâu dài diện mạo của khu đô thị và bến bãi tại các vùng lãnh thổ Palextin.

Hướng thứ nhất của chính sách này diễn ra bên trong Jérusalem. Các vùng biên giới của thành phố được mở rộng về phía Đông, kể từ năm 1993 tạo ra một “Jérusalem lớn”. Trong chu vi thành phố được mở rộng này, các khu phố Ixraen được mọc lên như nấm trong 20 năm qua và tiếp tục được mở rộng. Chúng bao bọc các khu phố của người Palextin ở phía Đông như một chiếc thắt lưng ngày nay xiết chặt toàn bộ thành phố Ả-rập còn lại tại Cisjordanie.

Hướng thứ hai là vành đai an ninh. Kế hoạch Pharaon được phát động bởi Thủ tướng Ariel Sharon năm 2005 nhằm chấm dứt các hành động khủng bố của người Ixraen nhắm vào Ixraen. Kế hoạch này tạo thành một vòng vây bao quanh thành phố. Vành đai này được lập tại phần còn lại ở Cisjordanie nhằm chia cách các khu định cư của người Ixraen với người Palextin. Vành đai này sử dụng hình thức tường và cắt điện để chia cách giữa những người Palextin, trong đó các lối ra vào được đặt các trạm kiểm soát.

Bên trong vòng vây mới này, hướng thứ ba của chính sách bành trướng nhằm sáp nhập các khu phố Do Thái và các khu Ả-rập. Các mũi sáp nhập này diễn ra theo các bước khác nhau, song theo cùng một kế hoạch: làm cho sự chia cách giữa hai cộng đồng ngày càng giảm. Một vài năm tới, Nhà nước Palextin do cộng đồng quốc tế, đứng đầu là Mỹ hỗ trợ sẽ không thể lấy Jérusalem làm thủ đô được nữa. Cuộc xâm lược của Ixraen từ năm 1967, tiếp theo đó là cuộc xâm chiếm năm 1980, sẽ dừng lại khi việc chiếm đất hoàn thành.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất