Thứ Sáu, 29/11/2024
Sức khỏe
Thứ Năm, 7/4/2011 21:52'(GMT+7)

“Kháng thuốc: Hôm nay không hành động, ngày mai không thuốc chữa”

 

Đứng trước thực trạng các mối đe dọa từ kháng thuốc ngày càng tăng này, tình trạng nhiễm trùng lan rộng hơn và nhiều bệnh không còn dễ dàng được chữa khỏi, dẫn đến điều trị kéo dài, tốn kém và nguy cơ tử vong cao cho bệnh nhân, WHO kêu gọi thế giới có những hành động khẩn cấp và phối hợp để làm chậm sự lây lan của kháng thuốc, hạn chế tác động của nó ngày hôm nay và bảo tồn các tiến bộ y tế cho các thế hệ tương lai.

Một trong những hành động đó là cung cấp cho người dân những hiểu biết cơ bản để từ đó có ý thức và hành động cụ thể nhằm ngăn chặn tình trạng này:

Kháng khuẩn là gì?

Kháng khuẩn hay kháng thuốc là khả năng tự chống lại các loại thuốc kháng sinh, kháng vi rút và kháng siêu vi gây sốt rét... vốn có nhiệm vụ tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút và một số loại sinh vật ký sinh. Và kết quả là những điều trị tiêu chuẩn trở nên kém hiệu quả, viêm nhiễm không dứt và có thể lan sang các bộ phận khác trong cơ thể hay lây lan trong cộng đồng.

Kháng thuốc là vấn đề toàn cầu

Trong nhiều năm qua, việc sử dụng và dùng sai mục đích các loại thuốc kháng khuẩn đã làm tăng số lượng và các loại sinh vật kháng thuốc. Do vậy, rất nhiều loại bệnh viêm nhiễm có thể sẽ mất kiểm soát vào một ngày nào đó.

Với tốc độ du lịch và thương mại toàn cầu ngày càng tăng, tình trạng kháng khuẩn sẽ lây lan khắp thế giới chứ không bó hẹp trong bất cứ một khu vực hay quốc gia nào.

Nguyên nhân nào gây ra kháng thuốc?

Kháng thuốc là một hiện tượng tiến hóa tự nhiên. Khi vi khuẩn tiếp xúc với các chất có khả năng tiêu diệt chúng, những vi sinh vật "may mắn" sống sót sẽ tự tạo ra những cơ chế tự vệ để tránh sự tấn công, tiêu diệt của các chất này trong những lần sau. Và khi 2 cơ thể sống sót kết hợp, chúng sẽ tạo ra những thế hệ kháng thuốc.

Sử dụng thuốc không phù hợp: Sử dụng thuốc không đúng bệnh sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc. Cả việc sử dụng quá liều, không đủ liều và dùng sai mục đích đều góp phần gây ra tình trạng này. Vậy nên việc cung cấp thông tin cho bệnh nhân về việc dùng đúng liều và đúng thuốc đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa các bác sĩ, dược sĩ, người bào chế và ngành công nghiệp thuốc, cộng đồng và cả các nhà quản lý.

Chất lượng thuốc kém: Hầu hết các hệ thống kiểm định chất lượng thuốc đều yếu vì thế dẫn tới tình trạng nhiều thuốc kém chất lượng vẫn đến tay người sử dụng. Những loại thuốc kém chất lượng này chủ yếu là các loại kháng khuẩn vì thế khiến cho tình trạng lờn thuốc gia tăng. Ở một số nước nghèo, việc tiếp cận với các thuốc điều trị có thể chưa đầy đủ và thường tìm kiếm giải pháp thay thế là những loại thuốc có chất lượng kém hơn.

Người nông dân: Những người chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ bị kháng thuốc do thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong quá trình nuôi dưỡng và phòng ngừa bệnh tật cho gia cầm, gia súc. Tình trạng kháng thuốc ở vật nuôi có thể lây sang người.
Phòng ngừa và kiểm soát bệnh lây truyền kém: việc kiểm soát và ngăn ngừa các bệnh lây truyền kém có thể làm gia tăng tình trạng kháng thuốc ở các bệnh viêm nhiễm. Các bệnh nhân điều trị nội trú thường là một trong những nguồn dễ bị kháng thuốc nhất và chiếm tỉ lệ lớn, trở thành nguồn lây lan chính trong cộng đồng.

Hệ thống giám sát yếu: Hiện có một số mạng lưới có nhiệm vụ tập hợp và báo các dữ liệu liên quan đến tình trạng kháng thuốc. Ở một số nước thiếu những cơ sở để xác định chính xác các vi sinh vật kháng thuốc. Điều này làm suy yếu khả năng phát hiện các vi sinh vật kháng thuốc cũng như không có những hành động kịp thời.

Các công cụ mới chống kháng thuốc ngày càng cạn kiệt

Các loại thuốc kháng sinh đang mất dần tác dụng. Trong khi đó, sự phát triển các loại kháng sinh thế hệ mới lại ngày càng thu hẹp. Tương tự như vậy, những nghiên cứu mới về các cách chẩn đoán và vắc-xin phòng ngừa, kiểm soát các bệnh viêm nhiễm ngày càng ít đi. Nếu xu hướng này tiếp tục, các kho vũ khí để chống lại vi sinh vật sẽ sớm cạn kiệt.

Theo Dân trí

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất