Năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, sau một học kỳ, ngành giáo dục đã triển khai nhiều nhiệm vụ, chuyển trạng thái hoạt động theo hướng thích ứng, hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.
(TG) - Những năm qua, các cấp uỷ trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã phối hợp với ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các cơ quan Trung ương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực khoa giáo và đạt được những kết quả quan trọng.
(TG) - Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, ôn lại bức Thư Bác Hồ gửi ngành Y tế cũng như nhìn lại những thành tựu cơ bản của ngành Y tế, nhìn rõ những thách thức cần vượt qua, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay, chúng ta càng hiểu sâu sắc ý nghĩa những lời dạy của Người và càng hiểu rõ cần nêu cao tinh thần đoàn kết, y đức, chung tay xây dựng một nền y tế Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng.
(TG) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT phê duyệt Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung từ cuốn Sổ tay được ban hành theo Quyết định số 3822/QĐ-BGDĐT ngày 23/11/2020 và Quyết định số 406/QĐ-BGDĐT ngày 27/1/2020.
(TG)- Xu hướng chuyển đổi số tạo ra rất nhiều dịch vụ có ích cho người dân cũng như tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Chính vì thế, việc chuyển đổi số được Đảng và chính quyền các cấp trong cả nước quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, trong đó có tỉnh Tiền Giang.
Ứng dụng công nghệ nói chung và công nghệ thực tế ảo nói riêng trong việc tái hiện di tích lịch sử hay các danh lam thắng cảnh là hướng đi đúng đắn, hiệu quả và giúp bảo tồn, phát huy giá trị di sản, cũng như mang đến các hình thức du lịch mới. Thành công bước đầu của việc làm này đã chứng minh công nghệ dù ảo nhưng lại mang đến nhiều giá trị thật, giúp di sản trường tồn với thời gian.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT, các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm yêu cầu tiếp tục tổ chức phong trào trồng cây xanh trong ngành giáo dục.
Trong những năm gần đây, các công ty sản xuất trong nước đã tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng ôtô điện. Dự kiến năm 2022 một loạt sản phẩm xe điện sẽ được đưa ra thị trường.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh việc đưa trẻ trở lại trường phải có sự chỉ đạo thống nhất trên cả nước nhưng không áp dụng máy móc, cứng nhắc, tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm."
Năm 2021, Việt Nam đã ban hành chiến lược quốc gia về nghiên cứu phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 và triển khai nhiều hoạt động hiện thực hóa chiến lược này.
Từ những ưu điểm so với các cách thức tiếp nhận kiến thức truyền thống, việc chia sẻ, lan tỏa kiến thức trên các nền tảng xã hội đang ngày càng được quan tâm và dần trở thành một xu hướng. Trong bối cảnh nhiều học sinh ở Việt Nam phải thích ứng với việc học trực tuyến, việc tiếp nhận tri thức lành mạnh qua các nền tảng mạng xã hội trở thành nguồn hỗ trợ trực tiếp, quan trọng.
Cả nước còn 9 tỉnh, thành phố chưa tổ chức cho trẻ mầm non đến trường gồm: Hậu Giang, Trà Vinh, Hưng Yên, Vĩnh Long, Hà Nội, Phú Yên, Đà Nẵng, An Giang và Tiền Giang.
Theo thông tin của Bộ Y tế, hiện đã có trên 95% học sinh độ tuổi từ 12 đến dưới 18 được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 và 88,5% đã được tiêm đủ 2 mũi.
(TG) - Cùng với sự phát triển nhanh, mạnh và có tiềm năng trở thành một trong 5 nền kinh tế số hàng đầu thế giới, kinh tế số khu vực Đông Nam Á cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ về an ninh mạng, khi mà ASEAN là mục tiêu chính của các cuộc tấn công mạng và nằm trong số các quốc gia bị đe dọa phần mềm độc hại cao ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Điều này có thể cản trở khả năng phục hồi kinh tế và cản trở Đông Nam Á đạt được tiềm năng kỹ thuật số tối đa.
Sau thời gian dài học trực tuyến, được trở lại trường là khát khao của học sinh nhưng việc học nửa buổi lại là bài toán khó với các phụ huynh có con nhỏ.