Thứ Năm, 10/10/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 21/9/2010 21:33'(GMT+7)

Không có chuyện Thông tư 122 đi “lệch” hướng thị trường

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải những thông tin trái chiều xung quanh việc thực hiện đăng ký giá, kê khai giá theo Thông tư 122/2010/TT-BTC (Thông tư 122) của Bộ Tài chính, nhất là trong bối cảnh mặt hàng sữa đã liên tục tăng giá trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định, việc ban hành Thông tư 122 đã tạo được sự đồng thuận của đông đảo người dân, cũng như các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt, không có chuyện “lệch” hướng với những cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam. Điều đáng nói là, các doanh nghiệp (DN) trong nước tuân thủ rất tốt các quy định và cũng không có ý kiến phàn nàn gì. Chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài, mà cụ thể là các hãng sữa ngoại mới kêu ca.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn: Thông tư 122 không phải để quản lý giá sữa. Đây là văn bản sửa đổi Thông tư 104 (ban hành năm 2008), trong đó khắc phục 2 điểm là điều kiện áp dụng bình ổn giá đối với các mặt hàng thuộc diện bình ổn và bổ sung đối tượng đăng ký giá.

Tại thông tư 104 cũ có quy định các đối tượng đăng ký giá là DNNN có vốn sở hữu Nhà nước từ 51% trở lên. Điều này đã tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp vì nghiễm nhiên, doanh nghiệp tư nhân và DN có vốn sở hữu Nhà nước dưới 51% sẽ không phải đăng ký giá. Do đó, Thông tư 122 bổ sung hai điểm mới đó vào và sữa là một trong số các mặt hàng thuộc diện bình ổn.

Thời gian gần đây các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh sữa liên tục có các điều chỉnh giá theo hướng tăng từ 7% đến 10%, theo ông Tuấn, theo Thông tư 104, DN không vi phạm. Bởi lẽ, theo Thông tư 104, điều kiện bình ổn giá là 15 ngày, trong biên độ 15%. Do vậy họ cứ tăng nhát gừng: 7%, 9%, 10% từ tháng/lần hoặc vài tháng/lần.

“Điều đáng nói ở đây là họ đã giữ ở mức độ giá cao và việc tăng giá trong tháng 8, đầu tháng 9 vừa rồi, theo cá nhân tôi chưa thấy ổn lắm. Họ đưa ra hai lý do là giá nguyên liệu tăng và tỷ giá tăng. Tuy nhiên, theo như Bộ Công thương đã công bố, giá nguyên liệu và giá sữa ở nước ngoài không tăng; thêm nữa, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá ở mức 2% thôi, trong khi giá sữa lại tăng từ 7% đến 10% là chưa hợp lý” – ông Tuấn nói.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Thông tư 122 bắt đầu từ 1/10/2010, tuy nhiên đến nay chưa có mặt hãng sữa nào đăng ký giá. Các mặt hàng khác như xi măng, thép, khí, gas… đã có DN đăng ký.

Cục Quản lý giá không phải là nơi tiếp nhận tất cả mà việc tiếp nhận đăng ký giá, kê khai giá được phân cấp cho 63 tỉnh, thành phố. Có mặt hàng, Sở Tài chính tiếp nhận, có mặt hàng các Sở Thương mại, các cơ quan khác tại địa phương tiếp nhận, các cơ quan này có trách nhiệm rà soát các cơ cấu, yếu tố hình thành giá trong giá bán đó nên không đến nỗi tạo thành gánh nặng.

Đối với mặt hàng sữa, không phải tất cả các loại sữa đều phải đăng ký giá và kê khai giá, mà chỉ áp dụng cho các loại sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, sữa là trong những mặt hàng cần bình ổn giá, vì vậy không phải những mặt hàng sữa không phải đăng ký mà cơ quan quản lý không can thiệp. Nếu trong trường hợp các mặt hàng này tăng giá bất hợp lý, cơ quan quản lý giá từ Trung ương đến địa phương sẽ yêu cầu DN có văn bản giải trình./.

 Theo Thời báo Tài chính Việt Nam

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất