Chủ Nhật, 17/11/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 1/1/2010 15:25'(GMT+7)

Không có điều kỳ diệu kinh tế trong năm 2010

Đối với tình hình kinh tế năm 2010, các kịch bản vẫn rất thận trọng. Ngay khi chúng ta ngừng hỗ trợ các kế hoạch phục hồi vào giữa năm, nền kinh tế sẽ ở trong tình trạng như thế nào? “Không sáng sủa lắm”, đó là câu trả lời của các nhà kinh tế học. Hay chính xác hơn, các phần cơ thể của thế giới sẽ không kịp lành vết thương với cùng tốc độ. Triển vọng khá yếu tại Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha trong khi không sáng sủa tại Anh. Tại châu Á thì ngược lại, sự tin cậy vào nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục được duy trì. Sự “chia cách” nổi tiếng giữa những nước mới nổi với OECD (những nước giàu) đã không xảy ra trong khủng hoảng, tất cả các nước đã bị cuốn vào vực thẳm. Tuy nhiên, trong khi thoát khỏi khủng hoảng, sự chia cách này lại hiện rõ, ít nhất là lúc này.

Trong số các nước giàu, Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp (INSEE) phân ra thành hai nhóm. Tại Nhật Bản, Anh, Italia, Tây Ban Nha, tăng trưởng bị kìm hãm do “thiếu nhu cầu tiêu dùng trong nước”. “Trong năm 2010, tăng trưởng sẽ đình trệ, thậm chí thụt lùi”. Ngược lại, trong nhóm các nước Mỹ, Pháp và Đức, nhu cầu tiêu dùng của các gia đình và các công ty sẽ “tái khởi động”, nhưng tăng trưởng sẽ “ì ạch”.

Tổng thể, ngoài châu Á, bầu trời sẽ không thực sự sáng lạng. Sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009, nền kinh tế bắt đầu lại vào nửa cuối năm, nhưng phát triển còn chậm chạp.

Tại Mỹ, vẫn còn là đầu tàu của thế giới, một sự sụt giảm vẫn có thể xảy ra. Các nhà kinh tế đều nhất trí dự báo Mỹ có mức tăng trưởng 2,6% trong năm 2010 này. Nhưng kịch bản tương đối lạc quan này lại không chắc chắn bởi đây là lần đầu tiên một cuộc khủng hoảng bất động sản lại có sức tàn phá ghê gớm: các gia đình đã mất 1400 tỷ USD của cải. Trong trường hợp này, thái độ của họ sẽ như thế nào? Đến lúc này, họ tiết kiệm để trả nợ nhưng không giảm mua sắm (điều này đã tăng vào tháng 10 và tháng 11). Có một chút ít phép lạ do giá dầu thô tương đối thấp, lạm phát (chỉ 1,4%) và có sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại đạt 10% và có ít cơ hội giảm xuống. Vì vậy, mọi kịch bản của Mỹ đều dựa vào việc duy trì một sức tiêu thụ mạnh, trong đó 70% tăng trưởng của Mỹ phụ thuộc vào yếu tố này, song vẫn còn rất bấp bênh.

Ánh bình minh đang lên tại châu Á. Cách đây hai tháng đã xuất hiện mọi nghi ngờ về khả năng phục hồi vững chắc của nền kinh tế Trung Quốc do được nhà nước hỗ trợ mạnh nhưng thiếu định hướng: tiền tín dụng phân bổ cho tất cả (1000 tỷ Euro) dường như lại chuyển hướng về phía thị trường chứng khoán và bất động sản. Chỉ số của Thượng hải đã tăng 69% trong năm 2009. Hai “quả bóng” mới không ngừng phát nổ. Chính quyền ý thức rõ về mối nguy hiểm này và đã siết chặt các điều kiện cho vay kể từ tháng 7. Ngày nay đà phục hồi tỏ ra được củng cố. Bắc Kinh báo đánh giá sẽ đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2010 này trong khi các nhà kinh tế học lại đánh giá cao hơn, ở mức 9%.

Vì thế, Trung Quốc không dựa vào các hoạt động ngoại thương. Sự phát triển này luôn phụ thuộc vào xuất khẩu công nghiệp theo nhu cầu không ổn định của các nước phương Tây. Trung Quốc phải định hướng lại nền kinh tế hướng tới một sự tăng trưởng tự chủ hơn, nội lực hơn và định giá lại đồng Tệ để có thể trở thành một công cụ phát triển quan trọng. Nhu cầu của Mỹ và châu Âu được đánh giá là ngược lại với năm 2009 và gia tăng trong năm nay nhưng đây sẽ là một trong những hồ sơ nóng bỏng nhất trong nền ngoại giao kinh tế và tiền tệ trong năm 2010 này.

Như trong báo cáo của INSEE, tại châu Âu, các nhà kinh tế học đã không thống nhất với nhau. Đức, số 1, phụ thuộc vào xuất khẩu ưu tiên hướng vào châu Á, nhưng không chắc chắn tại châu Mỹ. Tiêu dùng nội địa diễn ra tốt nhưng chỉ nhờ vào khoản tiền kích thích chống lại sự sụp đổ của ngành công nghiệp xe hơi, sẽ được ngừng lại. Các nước lớn khác đang trượt bên sườn dốc.

Nước Pháp ở trong một tình thế tốt đẹp, là một trong những nước chống lại suy thoái dựa vào sức tiêu dùng nội địa lớn. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy không ngừng khen ngợi điều này. Mặc dù vậy INSEE vẫn nhắc đến một “sự phục hồi khó nhọc”. Trước tiên bởi khả năng tiêu dùng của các gia đình tăng lên do hiệu quả của “khoản tiền kích thích” ngành xe hơi trong nửa cuối năm 2009. Hiệu quả này sẽ kết thúc (người ta không thể năm nào cũng thay xe và khoản tiền hỗ trợ sẽ giảm đi), nhu cầu sẽ giảm xuống mức 0,2% mỗi quý. Tiếp đó, do đầu tư không giảm nên nền kinh tế Pháp vẫn còn cơ hội tăng trưởng. Trong khi ngành công nghiệp cần có sự tăng trưởng rõ ràng thì sẽ chậm lại. Chính vì vậy, nền kinh tế Pháp sẽ đạt mức cao nhất là 0,4% mỗi quý. Sau khi giảm 2,3% năm 2009, nước Pháp sẽ đạt mức tăng trưởng 1,1% năm 2010. Một số nhà kinh tế học chia sẻ quan điểm với Chính phủ Pháp cho rằng sẽ đạt mức tăng trưởng 1,4%, song đó là mức kịch trần.

  • Thái HàTheo báo SLATE.fr (Bài dịch)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất