Chủ Nhật, 17/11/2024
Thế giới
Thứ Tư, 30/12/2009 8:24'(GMT+7)

Hồi cuối của nước Pháp và châu Âu

Những bấp bênh địa chính trị có liên quan đến kiến tạo học của các lớp địa chất. Sự vững chắc tích tụ trên bề mặt nhưng vẫn là vô hình, người ta không biết chúng, rồi mọi thứ đổ vỡ bất thình lình. Những cấu trúc mới xuất hiện, những đỉnh núi mới, những hỗ sâu mới. Thực tế châu Âu ngày nay là như thế. Những năm vừa qua, châu Á đã vươn mình trở nên hùng mạnh, đó là châu Á của những nhà máy có chi phí rẻ. Trung Quốc “phân xưởng của thế giới” cung cấp cho chúng ta tivi và đồ chơi cho trẻ em. Ấn Độ “rực rỡ” đã chứng minh cho chúng ta thấy sự phát triển mạnh trong lĩnh vực tin học. Singapore đã bắt đầu cạnh tranh như một trung tâm tài chính lớn. Nhưng châu Âu đã không lo ngại điều này. Mỗi nước đều có thế mạnh của mình và chúng ta sẽ tận dụng vị trí của một châu Á “đang nổi”.

Ngày nay có một mối nguy hiểm. Bởi châu Á không còn ý định cung cấp cho chúng ta “những sản phẩm giá rẻ” nữa. Châu Á đang tiến dần vào những lĩnh vực công nghệ cao. Nếu châu Âu và nước Pháp không vượt qua được thách thức lớn cản trở tương lai của mình trong việc phân chia lao động, họ sẽ bất động, mất những công việc lành nghề nhất và họ sẽ không thể làm được gì để chống lại những lý lẽ bảo hộ nữa. Không chủ động nhận biết chống lại sự tụt hậu đang gia tăng, châu Âu sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tự khép mình lại, như trường hợp của Trung Quốc trong những năm 1820.

Câu chuyện về sự tụt hậu của châu Âu hiện đang tăng lên trong mắt chúng ta. Cách đây một tuần, tại Copenhagen, rõ ràng Trung Quốc và Mỹ tỏ ra không biết đến châu Âu, với sự ủng hộ của Ấn Độ và Nam Phi, đã ký thông cáo cuối cùng của hội nghị về khí hậu. Châu Âu hay khuyên bảo, tin rằng mình là tiên phong, đã ngoảnh lại và thấy rằng không có một nước nào đang đi theo. Trong khi châu Âu đi vào ngõ cụt của những hạn chế theo thuyết Man-tuýt, những cường quốc mới, có 4 tỷ người, đang cam kết đi theo một con đường khác, đó là con đường hoà hợp giữa sinh thái và kinh tế. Châu Âu đang khóc cho sự lẻ loi của mình. Các nhà bình luận ở châu Âu đang lên án người Trung Quốc và người Mỹ, cùng các nước khác đang thúc đẩy chọn lựa giải pháp công nghệ. Bởi vì các nước này biết tương lai là ở đây, trong nghiên cứu, đổi mới chứ không phải là hạn chế.

Năm ngày sau, một “công ty sản xuất xe hơi nhỏ của Trung Quốc” đã mua lại hãng Volvo. Một trong những tập đoàn của châu Âu đi tiên phong trên thế giới trong vấn đề an toàn bị một công ty Trung Quốc, mà xe hơi của họ được xếp vào loại nguy hiểm, mua lại. Một nhà sản xuất cao cấp đã rơi vào tay một nhà sản xuất xe hơi giá rẻ. Một nền công nghiệp tăng cường quan hệ xã hội điển hình với công nhân, bị rơi vào tay của một hãng trẻ tuổi với một người chủ bị công kích và có tham vọng. Liệu đây không phải là sự đổ vỡ kiến tạo học của các lớp địa chất?

Và điều cuối cùng là những tin tức thời sự nghe thấy hàng ngày, tập đoàn Hàn Quốc Kepco vừa đánh bại liên danh của Pháp để giành quyền xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Abou Dhabi. Một hợp đồng trị giá 20 tỷ USD (hay 40 tỷ nếu cộng cả việc khai thác) đã thổi bay “nhà vô địch thế giới”-tên mà người Pháp tin tưởng ở mình. Một thị trường đã mất, có lợi cho châu Á với công nghệ mà người Pháp tin rằng rất cao trong một lĩnh vực mà các tập đoàn của Pháp có kinh nghiệm, kỹ thuật và các kỹ sư đã được thử thách.

Cần phải rút ra tất cả những bài học sau thất bại này, sàng lọc lại đẳng cấp của các tập đoàn Areva, Total, GDF Suez, ý chí muộn màng và tàn nhẫn của điện Elysée khi giao phó cho tập đoàn EDF vị trí tiên phong. Cũng cần phải tự hỏi về giá cả: Các lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc rẻ hơn 30%? Nếu đúng, làm thế nào để giảm giá mặt hàng của Pháp? Liệu có cần phải xác định lại vị trí của mình ngoài khu vực đồng Euro?

Tuy nhiên, đã đến lúc phải rút ra những bài học tổng thể về thất bại này. Châu Âu thiếu bước ngoặt lịch sử do mắc lỗi đã bán những đổi mới kỹ thuật của mình. Cán cân nghiêng về châu Á chắc chắn do lý do dân cư. Hàng tỷ đô la có giá trị hơn hàng triệu đô la. Sự suy tàn của châu Âu là chắc chắn nếu vẫn còn mơ màng tin rằng mình hiển nhiên đứng đầu bảng trong phân chia lao động mà không thấy rằng người Hàn Quốc đã theo kịp mình; người Ấn Độ đang ở đằng sau mình; người Trung Quốc đã nhanh gấp đôi mình. Đã đến lúc cần phải đánh giá thực sự cuộc cạnh tranh mới này: giá thành, đào tạo đại học, viện nghiên cứu, phát minh của chúng ta và xoá bỏ sự phân chia cấp độ đã nghĩ. Cần phải báo động tại Bruxelles và ở tất cả các thủ đô: làm thế nào để lấy lại vị trí tiên phong? Làm thế nào để duy trì chút ít tiến bộ còn lại trước những đối thủ cạnh tranh đông đảo, được đào tạo bài bản, đang phát triển mạnh?

  • Thái Hà (Eric Le Boucher, báo SLATE.frBài dịch
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất