Thứ Hai, 23/9/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 10/12/2008 11:6'(GMT+7)

Kinh tế thế giới còn suy giảm ít nhất ba năm nữa

Ông Paul Krugmantại cuộc họp báo ở Stockholm, Thụy Điển hôm 8-12 (ảnh: Tân Hoa xã).

Ông Paul Krugmantại cuộc họp báo ở Stockholm, Thụy Điển hôm 8-12 (ảnh: Tân Hoa xã).

Phát biểu tại Stockholm hôm qua, nơi ông sẽ nhận giải Nobel cùng 1,3 triệu USD vào ngày 10-12, ông Krugman cho rằng thế giới sẽ trải qua thời kỳ lãi suất bằng không cùng tình trạng giảm phát mà không có dấu hiệu phục hồi nào trong một thời gian dài, tương tự thời kỳ khủng hoảng kinh tế của Nhật Bản suốt thập kỷ 1990.

Ông Krugman nhận định đã xuất hiện những dấu hiệu báo trước khủng hoảng kinh tế và khủng chính trị giống như tình trạng của Argentina và Indonesia những năm 1990 và đầu những năm 2000, đặc biệt “trong phạm vi châu Âu”.

Về kế hoạch kích thích kinh tế của Mỹ mà trước đó ông cho rằng cần có quy mô tương đương ít nhất 4% GDP của nước này, thì giờ đây ông nói chừng đó cũng chưa đủ.

“Nếu thực sự suy nghĩ nghiêm túc về cái lỗ trống cần được lấp đầy thì con số này quả thực còn khiêm tốn,” ông Krugman phát biểu, nhấn mạnh rằng số tiền đó không đủ để ngăn chặn nền kinh tế Mỹ tiếp tục suy giảm, mà chỉ đủ để ngăn chặn nền kinh tế không suy giảm mạnh.

Ông dự đoán, thị trường nhà đất Mỹ, nơi khởi phát cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu, sẽ còn tiếp tục mất giá từ 10 đến 15% nữa.

Theo ông Krugman, chính quyền Mỹ không nên do dự đầu tư cho hạ tầng cơ sở vì điều đó sẽ đem lại lợi ích về lâu dài, mặc dù trước mắt nó có thể gây thâm hụt lớn về ngân sách.

Là giáo sư ĐH Princeton và người giữ chuyên mục trên tờ nhật báo hàng đầu của Mỹ The New York Times, ông Krugman giành giải Nobel 2008 cho những nghiên cứu về ảnh hưởng của thương mại tự do và toàn cầu hóa.
TG

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất