(TG) - Năm 2021, thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam được định giá tăng 21,6% so với năm 2020, lên 388 tỉ USD, vẫn duy trì được ở hạng 33 thế giới. Kết quả này đi ngược với xu hướng sụt giảm trên toàn cầu do đại dịch COVID-19. Để có được kết quả này, một trong những nguyên nhân chính là Chương trình THQG Việt Nam luôn đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian vừa qua.
(TG) - Nhận thức được tầm quan trọng của Thương hiệu quốc gia, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành thực hiện. Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm đánh giá với 3 tiêu chí trụ cột: Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong.
(TG)- Mặc dù đối mặt với những khó khăn, thách thức của đại dịch COVID-19, nhưng năm 2020, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 29%, tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới. Năm 2021, tiếp tục tăng 21,69% và vẫn duy trì được thứ hạng này.
(TG) - Nếu như đầu những năm 2000, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được xuất hiện trong bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế thì đến năm 2020, theo bảng xếp hạng của Forbes Việt Nam, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu đạt trên đạt hơn 12,6 tỉ USD, trong đó 50% doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, như Viettel, Vinamilk, Thaco, Hòa Phát, Habeco, Vietcombank, PNJ, Vietnam Airlines, Nutifood, Cadivi, Viglacera, Saigontourist…
(TG) - Trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022 diễn ra từ ngày 18/04/2022 đến ngày 24/4/2022, Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022 với chủ đề: “Thương hiệu quốc gia Việt Nam - Nâng tầm vị thế, chắp cánh bay xa” đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia đông đảo của các diễn giả trong và ngoài nước.
(TG) – Chiều 22/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức lễ khai mạc tuần lễ Thương hiệu Việt Nam năm 2022. Đây là một trong các sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022.
(TG) - Năm 2022 sẽ là kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam lần thứ 8.
(TG) - Năm 2021 là năm đầu tiên Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam được bố trí kinh phí ngân sách Nhà nước riêng. Mặc dù nguồn lực ngân sách còn hạn chế nhưng đã tạo sự chủ động cho cơ quan quản lý chương trình là Bộ Công Thương trong việc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội triển khai các nội dung của Chương trình.
(TG) - Ngày 25 tháng 11 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) là cơ quan thường trực, phối hợp với các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai Chương trình Thương hiệu quốc gia. Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ gắn với 3 giá trị: “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong” với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, Thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.
(TG) - Trước bối cảnh đó, với vai trò là cơ quan quản lý Chương trình THQG, Bộ Công Thương đã áp dụng linh hoạt, phù hợp với bối cảnh thực tế các biện pháp hỗ trợ thâm nhập thị trường xuất khẩu, tư vấn phát triển kinh doanh, thiết lập hệ thống thông tin và kiến thức cập nhật về thương hiệu phục vụ doanh nghiệp hướng đến nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm dịch vụ và đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu của các quốc gia đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, EU,…
(TG) - Hiện nay, chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và thậm chí ở cấp quốc gia.
(TG) - Theo Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), Cục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho chương trình Thương hiệu quốc gia và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tại thị trường nước ngoài thông qua các đài truyền hình, báo chí quốc tế và các sự kiện văn hóa, kinh tế - xã hội.
(TG) - Theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng so với năm 2021 trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu. Cụ thể, vị trí của Việt Nam cũng được cải thiện, tăng 2,5 điểm, nâng thêm 3 bậc, từ 50/60 (2020) lên 47/105 (2021) quốc gia được xếp hạng.
(TG) - Các doanh nghiệp khi tham gia Chương trình và có sản phẩm đạt THQG sẽ được sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia trong công tác quản trị kinh doanh và truyền thông thương hiệu (theo Quy chế quản lý và sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam).
(TG) - Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương trao đổi với Tạp chí Tuyên giáo các nội dung xoay quanh các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia (THQG).