(TG)-Xung quanh các nội dung về giá trị thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã chia sẻ với Tạp chí Tuyên giáo về vấn đề này.
(TG)-Hàng năm, công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu Brand Finance đưa 5.000 thương hiệu lớn nhất vào thử nghiệm và xuất bản gần 100 báo cáo, xếp hạng các thương hiệu trên tất cả các lĩnh vực và quốc gia. Top 50 thương hiệu Việt Nam mạnh nhất và có giá trị nhất thế giới được đưa vào bảng xếp hạng 2022 của Brand Finance Việt Nam.
(TG) – Ngày 21/9, tại Hà Nội, Brand Finance, công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, kết hợp với Công ty tư vấn thương hiệu Mibrand Việt Nam chính thức công bố bảng danh sách Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022.
(TG) - Thời gian qua, hình ảnh và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, vì vậy Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam cũng ngày càng được khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
(TG)-Với vai trò là cơ quan quản lý Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG), Bộ Công Thương đã áp dụng linh hoạt, phù hợp với bối cảnh thực tế các biện pháp hỗ trợ thâm nhập thị trường xuất khẩu, tư vấn phát triển kinh doanh, thiết lập hệ thống thông tin và kiến thức cập nhật về thương hiệu phục vụ doanh nghiệp hướng đến nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm dịch vụ và đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu của các quốc gia đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, EU,…
(TG) - Để đẩy mạnh phát triển thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam, tiếp tục nâng cao vị thế của thương hiệu quốc gia trên thị trường thế giới, trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, Chương trình THQG sẽ tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của thương hiệu sản phẩm.
(TG)-Các doanh nghiệp khi tham gia Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) và có sản phẩm đạt THQG sẽ được sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia trong công tác quản trị kinh doanh và truyền thông thương hiệu (theo Quy chế quản lý và sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam).
(TG) - Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) đã qua gần 20 năm phát triển, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.
(TG) - Mặc dù so với các quốc gia phát triển khác thì việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp vẫn còn khá non nớt, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những kết quả đáng ghi nhận trong việc tạo dựng thương hiệu trong nước và quốc tế thời gian vừa qua.
(TG) - Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đang chuẩn bị hồ sơ tham gia kỳ xét chọn sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam năm 2022. Để truyền thông, quảng bá cho kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG Việt Nam lần thứ 8 năm 2022, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) với vai trò là Ban thư ký Chương trình đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá rất đa dạng và linh hoạt.
(TG) - Năm 2021, thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam được định giá tăng 21,6% so với năm 2020, lên 388 tỉ USD, vẫn duy trì được ở hạng 33 thế giới. Kết quả này đi ngược với xu hướng sụt giảm trên toàn cầu do đại dịch COVID-19. Để có được kết quả này, một trong những nguyên nhân chính là Chương trình THQG Việt Nam luôn đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian vừa qua.
(TG) - Nhận thức được tầm quan trọng của Thương hiệu quốc gia, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành thực hiện. Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm đánh giá với 3 tiêu chí trụ cột: Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong.
(TG)- Mặc dù đối mặt với những khó khăn, thách thức của đại dịch COVID-19, nhưng năm 2020, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 29%, tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới. Năm 2021, tiếp tục tăng 21,69% và vẫn duy trì được thứ hạng này.
(TG) - Nếu như đầu những năm 2000, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được xuất hiện trong bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế thì đến năm 2020, theo bảng xếp hạng của Forbes Việt Nam, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu đạt trên đạt hơn 12,6 tỉ USD, trong đó 50% doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, như Viettel, Vinamilk, Thaco, Hòa Phát, Habeco, Vietcombank, PNJ, Vietnam Airlines, Nutifood, Cadivi, Viglacera, Saigontourist…
(TG) - Trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022 diễn ra từ ngày 18/04/2022 đến ngày 24/4/2022, Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022 với chủ đề: “Thương hiệu quốc gia Việt Nam - Nâng tầm vị thế, chắp cánh bay xa” đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia đông đảo của các diễn giả trong và ngoài nước.