Thứ Sáu, 29/11/2024
Diễn đàn
Thứ Tư, 3/3/2010 5:29'(GMT+7)

Lại chuyện "công khai", "minh bạch"!

Nhưng đi liền điều mừng ấy là sự băn khoăn trước những thông tin thiếu trung thực, khách quan, thậm chí có phần định kiến về bức tranh kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Trước hết, phải thừa nhận một điều, người dân còn nhiều bức xúc, thậm chí bất bình về những hành vi tiêu cực đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là tệ nạn tham nhũng, quan liêu... Song, phải chăng đó là bức tranh hoàn toàn ảm đạm trong năm 2009 này ở Việt Nam?

Tôi cố gắng lược ghi ra đây một số nhận xét của báo chí phương Tây và nhiều tổ chức quốc tế về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam:

- VOA, BBC, AFP... dẫn ra nhận xét của tổ chức HSBC rằng, "kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên"; IMF thì khẳng định: "Việt Nam tiếp tục là địa điểm đầu tư hấp dẫn" "trong khi Việt Nam là một trong mười nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của suy thoái kinh tế toàn cầu"; rằng "các khoản đầu tư lớn trong những năm gần đây sẽ mở đường cho một sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ".

- Phân tích nguyên nhân của những bước tiến nêu trên, nhiều báo cáo của BMI, ATI, các báo The Economist, The Wall Street, các đài VOA, RFA... cho rằng "Chính phủ đã có những nỗ lực đáng kinh ngạc", "đã thành công trong ổn định nền kinh tế", "bình tĩnh đối phó tốt hơn các nước châu Á trước khủng hoảng kinh tế, kịp thời đưa ra những biện pháp đồng bộ để duy trì tăng trưởng và hóa giải những tác động tiêu cực của khủng hoảng"; rằng "lãnh đạo Việt Nam tỏ ra không tự thỏa mãn và nêu quyết tâm cao để đảm bảo thế cạnh tranh, cải thiện nền kinh tế và tăng sự hấp dẫn đầu tư nước ngoài"...

- Về chính trị - xã hội, BBC, Calitoday, Strait Times, SBRN... dẫn lời các tổ chức quốc tế cho rằng, "Việt Nam ở vị trí cao trong danh sách các nước có ổn định chính trị - xã hội trong trung và dài hạn", coi đây là một "lợi thế giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài". "Việc chất vất Quốc hội công khai, cởi mở hơn trong lựa chọn lãnh đạo, là việc làm được người dân hoan nghênh"...

- Về tự do tôn giáo, ABC và Radio Austraulia nhận định: "Tự do tôn giáo ở Việt Nam có vẻ như được mở rộng hơn với việc những buổi tập trung cầu nguyện lớn của các giáo dân đã được tổ chức ở các thành phố lớn của Việt Nam, thu hút hàng chục nghìn giáo dân, là bước phát triển mới, điều này chỉ vài năm trước đây là không tưởng"...

Trên đây, tôi tạm lọc ra những thông tin, bình luận của nhiều tổ chức quốc tế và các đài, báo lớn ở khắp các châu lục về tình hình Việt Nam trong năm 2009. Vậy phải chăng, Ủy ban tự do tôn giáo của Quốc hội Mỹ cùng một số vị lãnh đạo trong EU vẫn cứ giữ cách nhìn "bới lông tìm vết" khi nhận định về công cuộc phát triển kinh tế và việc thực thi các quyền dân chủ, nhân quyền, tôn giáo... của Việt Nam?

Tôn trọng tự do, công khai, minh bạch, tám chữ ấy, họ thường lớn tiếng răn dạy thiên hạ, vậy phải chăng khi có những nhận xét khách quan về Việt Nam của chính báo giới tư bản, họ đã cố tình lờ đi, bất chấp những sự thật hiện hữu?./.

(Theo: Vân Hồng/CAND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất