Thứ Bảy, 21/9/2024
Đời sống
Chủ Nhật, 26/5/2013 9:46'(GMT+7)

Lạng Sơn: phấn đấu 35 xã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Ban chỉ đạo các cấp đã bám sát cơ sở, thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền đã có nhiều cố gắng, nhận thức về xây dựng nông thôn mới của cán bộ, đảng viên và người dân có sự chuyển biến tích cực, huy động được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia thực hiện; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, huy động được nhiều nguồn lực từ cộng đồng. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống chính trị vững mạnh, an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế như: việc lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới còn chậm so với kế hoạch đề ra, chất lượng một số quy hoạch, đề án chưa cao, chưa sát thực tế, một số xã chưa tích cực trong xây dựng quy hoạch, đề án, còn có biểu hiện giao khoán cho cơ quan tư vấn; việc rà soát, thống kê, đánh giá các tiêu chí đạt chuẩn ở một số xã chưa sát với thực tế; việc phối hợp thực hiện còn hạn chế; năng lực một số Ban Quản lý xã còn yếu; nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế; chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo; một số nơi còn trông chờ sự đầu tư, hỗ trợ của cấp trên, chưa coi trọng việc phát huy nội lực.


Ông Vi Văn Thành, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn cho biết: Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì các sở, ban, ngành; cấp ủy, chính quyền các cấp cần phải xác định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước, là chương trình tổng hợp về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng và chăm lo nâng cao đời sống của người dân tại khu vực nông thôn; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; phải coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và lâu dài, cần phải tập trung huy động mọi nguồn lực, tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện, lồng ghép các chương trình, các nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Ban Chỉ đạo các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động sâu rộng hơn nữa để làm thay đổi nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở. Xây dựng thành phong trào rộng khắp trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; huy động cả hệ thống chính trị, mọi thành phần kinh tế và nhân dân tích cực tham gia đóng góp cả tinh thần và vật chất cho xây dựng nông thôn mới. Các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình. Công tác chỉ đạo phải đi vào từng nội dung, từng tiêu chí cụ thể; tổ chức thực hiện rà soát lại các tiêu chí của 35 xã điểm; xác định cụ thể từng tiêu chí (kể cả tiêu chí đã đạt) theo đúng bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Trên cơ sở đánh giá đúng hiện trạng, đề ra kế hoạch và tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư thực hiện các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành đạt các tiêu chí.

UBND các huyện, thành phố tổng hợp nhu cầu từ các xã gửi về Sở Giao thông vận tải để được cung cấp hỗ trợ và quản lý sử dụng xi măng đảm bảo đúng mục tiêu làm đường giao thông nông thôn. Đối với các xã điểm còn thiếu một số hạng mục công trình thiết yếu để đảm bảo đạt tiêu chí theo kế hoạch giai đoạn đến 2015 (trường mầm non, trạm y tế,…..), căn cứ vào tình hình thực tế, nếu đã có mặt bằng thì chủ đầu tư chủ động thực hiện các thủ tục đầu tư và khởi công công trình. UBND các huyện phối hợp với các ngành chức năng chủ động xem xét, tham mưu, đề xuất, cân đối bố trí các nguồn vốn cho phù hợp, để đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình./

Thái Thuần (TTXVN)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất