Thứ Bảy, 21/9/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 1/4/2009 22:18'(GMT+7)

Lãnh đạo các nước mang thông điệp gì đến G20?

Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra tại Washington

Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra tại Washington

Tổng thống Mỹ - Barack Obama

Tại hội nghị Thượng đỉnh G20 lần này, Tổng thống Obama sẽ tham dự với tư cách là vị TT da màu đầu tiên của nước Mỹ. Lần đi đến London này sẽ kiểm chứng cho “phong cách lãnh đạo” của ông. Trước đó,  ông Obama cũng đã có buổi gặp mặt với nhà lãnh đạo các nước để bàn về vấn đề như các biện pháp để nền kinh tế thế giới nhanh chóng phục hồi, tăng cường tác dụng của các cơ quan giám sát , ngặn chặn cho khủng hoảng tài chính lại tái diễn lần hai.

Nhưng vấn đề khó khăn mà ông Obama phải đối mặt đó là, sự bất đồng tiềm ẩn về phương án ứng phó với khủng hoảng giữa Mỹ và các nước trong liên minh châu Âu – EU. Vì vậy “làm gì để ứng phó với khủng hoảng” đã trở thành vấn đề trọng tâm trong hội nghị thượng đỉnh lần này.

Trước đây Mỹ đã từng kêu gọi các nước trong EU áp dụng các chính sách mở rộng chi  tiêu thể kích thích kinh tế tăng trưởng. Nhưng các nước thành viên của EU đã đáp lại lời Mỹ bằng “một gáo nước lạnh” khi tuyên bố tạm thời ngừng các hạng mục đầu tư. Đức thậm chí còn là nước đi đầu trong việc kêu gọi Mỹ hạn chế các khoản chi tiêu trong các gói kích cầu.

Nhà Trắng đang nỗ lực làm giảm bớt sự bế tắc trong quan hệ của Mỹ - EU. Trong lần trả lời với giới truyền thông, TT Obama khẳng định, ông đã đạt được những ý kiến tương đồng về các chính sách kích thích kinh tế cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.

Đồng thời, ông Obama cũng ngầm cho biết rằng, các nhà lãnh đạo các nước cũng khó có thể chấp thuận kế hoạch chi tiêu trong năm năm nay sẽ kéo dài đến năm 2010.

Ngoài vấn đề trọng tâm là kinh tế, TT Obama còn thảo luận với nhà lãnh  đạo các nước về nhiều vấn đề khác. Trong đó, các vấn đề như cải thiện quan hệ Mỹ - EU, quan hệ Mỹ - Nga, vấn đề vũ khí hạt nhân,… đều nhận được sự quan tâm.

Nhà Trắng luôn đề cao sự phối hợp các nước khác đến trong tiến trình khôi phục kinh tế toàn cầu, cùng nhau tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố, mở rộng phạm vi thế giới về sự bình đẳng. Đây cũng chính là một trong những bước đi đầu tiên của Mỹ trong việc khôi phục là vị thế đứng đầu thế giới của mình, đặc biệt là tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực châu Âu.

TT Obama khẳng định, ông rất hoan nghênh việc G20 đẩy mạnh trọng tâm vào việc khôi phục kinh tế toàn cầu, vì nền kinh tế toàn cầu nước Mỹ sẵn sàng phát đi những tín hiệu đoàn kết mạnh mẽ.

Thủ tướng Anh Gordon Brown - hy vọng giải quyết bất đồng chính trị

Là chủ nhà trong cuộc họp thượng đỉnh lần này, thời gian gần đây Thủ tướng Anh Gordon Brown “có phần bận rộn”.  Ông Brown luôn bày tỏ niềm hy vọng cuộc họp thượng đỉnh tại Luân Đôn lần này sẽ trở thành một bước ngoặt quan trọng cho trật tự của kinh tế toàn cầu.

Một nước luôn coi ngành tài chính và ngành dịch vụ là chủ chốt, trong bão tố tài chính kinh tế Anh bị đánh giá là một trong những nền kinh tế chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất. Trong bối cảnh đó, tính quan trọng của cuộc họp thượng đỉnh lần này đối với kinh tế Anh và tiền đồ sự nghiệp của ông Brown không cần nói cũng đã quá rõ ràng, nó đồng thời cũng là một lần thử nghiệm tuyệt vời cho các kỹ năng ngoại giao của ông Gordon Brown.

Ông Gordon Brown khẳng định, trong nỗ lực đối phó với khủng hoảng tài chính, hội nghị G20 sẽ chuyển trọng tâm vào việc thúc đẩy cải cách cơ cấu tài chính, thiết lập các tiêu chuẩn giám sát tài chính quốc tế.

Đối với nội bộ châu Âu,  thái độ của Anh với các nước châu Âu cũng “lúc lạnh lúc nóng”, vẫn tồn tại những cảnh giác đối với sự dung hòa của châu Âu. Nhưng tại thời điểm này, phía Anh lại ít nhiều thể hiện lập trường “thân châu Âu. Ông Brown cũng từng bước kêu gọi sự đoàn kết của Mỹ và châu Âu, từng bước tiến đến sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương, cùng nhau ứng phó với các vấn đề như khủng hoảng tài chính toàn cầu, biến đổi khí hậu, tiến trình hòa bình tại Trung Đông...

Giới phân tích nhận định rằng, những thái độ trên của ông Brown một mặt hy vọng có thể nhận được sự ủng hộ của EU, một mặt cố hòng làm mờ nhạt đi sự bất đồng của hai bờ Đại Tây Dương, để hội nghị này có thể thu được những kết quả như mong muốn.

Thủ tướng Nhật Taro Aso – lưỡng lự giữa Mỹ và EU

So với hào khí của cuộc họp thượng đỉnh G20 năm ngoái diễn ra tại Washington, Thủ tướng Nhật Taro Aso lo ngại rằng nhuệ khí đó sẽ không thể tái diễn trong phiên họp G20 lần này. Suy cho cùng cũng bởi vì nền kinh tế Nhật đang tụt dốc thảm hại như ngành xuất khẩu của Nhật Bản gặp những trở ngại,  ngành công nghiệp chế tạo giảm sút mạnh, trào lưu cắt giảm biên chế diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Thậm chí trong bối cảnh mà các nước Âu - Mỹ xảy ra những bất đồng về các phương án kích thích kinh tế thì Chính phủ Nhật cũng không có một thái độ rõ ràng nào. Dường như cũng giống với châu Âu, Nhật Bản cũng không đồng ý với chính sách chi ra quá nhiều tiền vào các gói kích thích kinh tế. Trên thực tế,  tháng 11/2008, Nhật Bản đã tung ra phương án kích thích kinh tế đầu tiên, với trị giá là 27000 tỷ Yên, nhưng gói kích thích thích này đến nay vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn.

Hôm 21/3, trong buổi nói chuyện với các doanh nghiệp về phương án khôi phục kinh tế trong nước, Chủ tịch hãng Toshiba, Tadashi Okamura đã lên tiến đề nghị Chính phủ chi ra gói kích cầu thứ hai trị giá 30000 Yên. Cũng theo ông, nếu không có gói kích cầu 30000 Yên này thì nền kinh tế Nhật sẽ mất đi sức sống. Nhưng Thủ tướng Aso đã không đưa ngay câu trả lời.

Nhưng theo giới truyền thông Nhật Bản, gói kích cầu thứ hai của Nhật Bản  trước mắt đang được ấn định và ông Aso hy vọng có thể công bố nó trong phiên họp Thượng đỉnh G20.

Ngoài ra Thủ tướng Nhật còn tiết lộ, tại hội nghị Thượng đỉnh G20 ông sẽ kêu gọi nền kinh tế toàn cầu tăng cường chế độ giám sát. Đồng thời, ông cũng ra lời kêu gọi mở rộng các quỹ tiền tệ như IMF nhằm trợ giúp cho các nền kinh tế mới nổi.

Đức – Pháp cùng kêu gọi EU “mặc cả” với Mỹ

Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy gần đây đều tỏ ra “thân mật khác thường”, luôn ủng hộ nhau trong việc thúc đẩy cải cách hệ thống tài chính quốc tế.

Mặc dù cả hai người đều có thái độ lạc quan, lần lượt cho rằng hội nghị thượng đỉnh G20 lần này sẽ là một cơ hội lịch sử. Tuy nhiên, những mâu thuẫn chính của Mỹ, Anh, Đức, Pháp đối với hội nghị hiện nay đã cho thấy rõ: Lập trường Anh – Mỹ giống nhau cùng kêu gọi mở rộng quy mô của các gói kích cầu, còn Đức và Pháp lại nhất trí cho rằng, tăng cường giám sát hệ thống tài chính mới là trọng điểm.

Việc Chính quyền Mỹ chủ trương kéo “nước chủ nhà” của hội nghị cùng nhau hợp lực cứu vãn nền kinh tế đã làm phai nhạt đi chủ trương giám sát hệ thống tài chính của EU. Hôm 12/3, trong buổi hội ngộ giữa bà Merkel và ông Sarkozy, bà Merkel cho biết: “Vấn đề hiện tại không phải là tiếp tục vung tiền, mà là phải xây dựng một hệ thống giám sát có vai trò ngăn chặn việc tái diễn mối hiểm họa cho nền kinh tế”.

Trên thực tế, từ 22/2 năm nay, trong hội nghị trù bị của các nước châu Âu cho G20, Thủ tướng Merkel đã thuyết phục thành công các nước châu Âu đồng ý về một số kiến nghị trong việc tăng cường giám sát hệ thống tài chính. Một số nguồn thông tin của Đức khi đó đã cho rằng “chiến lược của bà Merkel đã thuyết phục được châu Âu”, “Đức đã thúc giục các quốc gia ở châu Âu kề vai sát cánh”.

Ngày 17/3, trước khi hội nghị thượng đỉnh mùa xuân của EU được diễn ra, bà Merkel đã cùng với Thủ tướng Pháp Sarkozy gửi một bức thư kêu gọi lãnh đạo của các nước để tìm kiếm sự ủng hộ của các nước khác. Cuối cùng, chủ trương của Đức – Pháp cũng đã trở thành một lập trường thống nhất trong hội nghị G20 của EU.

Trong bức thư của ông Sarkozy và bà Merkel có viết: “Nhiệm vụ đầu tiên chính là xây dựng một cơ cấu tài chính quốc tế mới”. Họ cho rằng, cần phải thiết lập một cơ chế trừng phạt có hiệu quả để đảm bảo cho các nước tránh được những ảnh hưởng rủi ro do sự bất hợp tác của cơ cấu tài chính gây ra.

Phía Đức cũng nhấn mạnh, hy vọng thúc đẩy các nước EU cùng nhau lên tiếng tại hội nghị G20, như vậy mới có thể bảo vệ được lợi ích của chính mình, đồng thời có thể khiến cho kinh tế của các nước thành viên tiếp tuc phát triển trên con đường toàn cầu hóa.

Theo các nhà phân tích, những nỗ lực của hai vị nguyên thủ Đức – Pháp một mặt đã củng cố vị thế chủ đạo của Đức – Pháp trong EU, một mặt cũng khiến cho EU đưa ra một lập trường thống nhất trong để tham gia hội nghị.

Tổng thống Nga Medvedev với sáng kiến lập “đơn vị tiền tệ siêu quốc gia”

Đối mặt với hội nghị thượng đỉnh G20 sắp diễn ra, Nga cũng đã bày tỏ thái độ quan điểm của mình. Sau khi kết thúc cuộc họp giữa Bộ trưởng Tài chính nhóm các nước G20, Nga đã đưa ra nhưng tuyên bố mang tính nguyên tắc.

Ngày 16/3, TT Medvedev đã công bố bản đề án sẽ trình lên hội nghị G20, đề cập đến việc điều tiết chính sách vĩ mô và dự toán, kích cầu nội địa, giám sát hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế, cơ quan tài chính quốc tế, bơm vốn phát triển….

Trong đó có một kiến nghị “mạnh bạo” nhất chính là lập tiền tệ quốc tế mới và cải cách hệ thống tài chính, bao gồm việc lập tiền tệ dự trữ “siêu quốc gia”, từ đó thay đổi vị thế bá quyền về dự trữ ngoại tệ của đồng USD.

Ngoài ra, trong hội nghị G20, TT Medvedev sẽ cùng với TT Obama tuyên bố về vấn đề hạt nhân quân sự. Hôm 28/3, Sergei Prikhodko trợ thủ chính sách ngoại giao của Medvedev cho biết, Tổng thống hai nước Mỹ - Nga sẽ đưa ra tuyên bố chung về “Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Tấn công Chiến lược”.

(Theo vitinfo)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất