Thứ Ba, 24/9/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Sáu, 10/5/2013 10:30'(GMT+7)

Lào Cai: Hội nghị trực tuyến chuyên đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

Vừa qua, tại Trung tâm Văn hóa – thể thao thành phố Lào Cai đã diễn ra Hội nghị trực tuyến nói chuyện chuyên đề về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” – 15 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra”. Hội nghị do Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức ngay trước thềm Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. 

Tham dự Hội nghị trực tuyến có đại diện lãnh đạo Ủy ban Dân tộc; đại diện lãnh đạo đơn vị chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của thành phố, tỉnh Lào Cai và cán bộ tuyên giáo, văn hóa tại 9 điểm cầu của 9 huyện: Bảo Yên, Mường Khương, Xi Ma Cai, Sa Pa, Bảo Thắng, Bắc Hà, Văn Bàn, Bát Xát. Báo cáo viên Hội nghị trực tuyến chuyên đề “
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là PGS.TS Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.

Có hơn 2500 đại biểu đã dự Hội nghị trực tuyến tại Trung tâm văn hóa – thể thao thành phố Lào Cai và tại 9 điểm huyện. Tại Hội nghị trực tuyến, PGS.TS Hồng Vinh đã thông tin những nội dung quan trọng của Nghị  quyết Trung ương 5 (khóa VIII) cùng những đề đặt ra sau 15 năm Nghị quyết đi vào cuộc sống. Năm quan điểm chỉ đạo có giá trị được xác định, đó là: Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội; Nền vǎn hóa mà chúng ta xây dựng là nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền vǎn hóa Việt Nam là nền vǎn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Vǎn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển vǎn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.

10 nhiệm vụ cụ thể được xác định trong Nghị quyết là:
Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới; Xây dựng môi trường vǎn hóa; Phát triển sự nghiệp vǎn học - nghệ thuật; Bảo tồn và phát huy các di sản vǎn hóa; Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ; Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng; Bảo tồn, phát huy và phát triển vǎn hóa các dân tộc thiểu số; Chính sách vǎn hóa đối với tôn giáo; Mở rộng hợp tác quốc tế về vǎn hóa; Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế vǎn hóa. Trong 10 nhiệm vụ cụ thể thì nhiệm vụ “Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với 5 đức tính được là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất là trong giai đoạn hiện nay.

 Cùng với việc thực hiện 10 nhiệm vụ cụ thể trên là 4 nhóm giải pháp lớn
xây dựng và phát triển vǎn hoá, đó là: Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vǎn hoá"; Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hoá (xây dựng, ban hành luật pháp, xây dựng, ban hành các chính sách); Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá; Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá.

Trên cơ sở đánh giá chung những thành tựu đạt được sau 15 năm triển khai Nghị quyết nói chung, đồng chí đã
đánh giá việc thực hiện và phát triển các quan điểm của Đảng về văn hoá cùng các chỉ thị, kết luận, nghị quyết về văn hoá của Đảng sau Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII); phân tích làm rõ nguyên nhân ưu, khuyết điểm; chỉ rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị; đúc rút những bài học kinh nghiệm quan trọng trong tổ chức thực hiện Nghị quyết của tỉnh Lào Cai.

Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, nhất là hơn 10 năm trở lại đây, Lào Cai đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quan hệ đối ngoại và nhất là văn hóa. Cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại. 100% số xã trong tỉnh có đường ô tô đến trung tâm, 80% xã có đường cho xe cơ giới đến tất cả các thôn; mạng lưới giao thông vận tải đa dạng. Đến 2010, Lào Cai đã đưa điện lưới quốc gia đến 100% xã, phường, thị trấn. Cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng trưởng cao. Số hộ gia đình thuộc diện đói nghèo thời điểm tái lập, toàn tỉnh có 55% thì đến năm 2012 còn 27,69%. Trong nhiều năm trở lại đây, kinh tế Lào Cai luôn đạt mức tăng trưởng 2 con số, như: Năm 2012 đạt mức tăng trưởng 14%; tổng sản lượng lương thực năm 2012 đạt 259,8 nghìn tấn; tổng thu ngân sách nhà nước năm 1998 đạt 383,7 tỷ đồng, thì năm 2012 đạt 3.200 tỷ đồng...

Tuy nhiên, sau 15 năm triển khai, Nghị quyết còn bộc lộ hạn chế trên nhiều mặt.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết có chiều rộng nhưng thiếu chiều sâu. Văn hóa vẫn bị xếp vào vị trí thứ yếu, chưa thực sự gắn kết hữu cơ với các mục tiêu phát triển kinh tế. Đầu tư cho phát triển văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế. Văn hoá chưa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội và là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội. Các quan điểm chỉ đạo, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa chưa được quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa không đồng đều ở mỗi địa phương, đơn vị nên dẫn đến việc triển khai thực hiện thiếu thống nhất. Việc thực hiện 10 nhiệm vụ và 4 giải pháp lớn vẫn còn nhiều bất cập…

Cùng với phân tích quan điểm chỉ đạo, Hội nghị đã
được cung cấp những thông tin quan trọng về việc Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về văn hoá. Việc tổng kết nhằm đánh giá toàn diện, sâu sắc quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết; chỉ rõ kết quả đạt được, những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện; những non kém, khuyết điểm; nguyên nhân của thành công và hạn chế; đúc rút bài học kinh nghiệm; đề xuất bổ sung, hoàn thiện chủ trương, quan điểm, giải pháp chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng cho những năm tiếp theo, tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tình hình mới.

 Thông qua việc tổng kết, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của văn hoá; tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về văn hoá; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tiếp tục thực hiện Nghị quyết, đưa văn hóa thực sự là mục tiêu, là động lực của sự phát triển, là nền tảng tinh thần xã hội. Tiến hành đồng thời tổng kết 15 năm Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) với sơ kết các chỉ thị, kết luận, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, như: Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về văn hoá; Kết luận số 51-KL/TW (khoá X) của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá X) về văn học, nghệ thuật; Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư (khoá X) về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại...

Thông qua tổng kết tranh thủ ý kiến rộng rãi của các nhà quản lý, các chuyên gia, trí thức trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ và các tầng lớp nhân dân nâng cao chất lượng báo cáo tổng kết và tiếp tục đề xuất quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa.

Hội nghị trực tuyến diễn ra ngay trước thềm Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của tỉnh Lào Cai là một việc làm cần thiết, hiệu quả, có ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa và cùng tích cực tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.  

 Nguyễn Lê Xuân Thành

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất