Thứ Hai, 14/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Ba, 12/11/2013 22:38'(GMT+7)

Liên hợp quốc đánh giá cao Việt Nam qua bão Haiyan

Lực lượng chức năng kêu gọi các ngư dân vào bờ. (Ảnh: Duy Hùng/Vietnam+)

Lực lượng chức năng kêu gọi các ngư dân vào bờ. (Ảnh: Duy Hùng/Vietnam+)

Đặc biệt, nhờ công tác chuẩn bị tốt từ Chính phủ cho đến các ban ngành, cơ sở địa phương đã giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của do bão gây ra.

Đó là nhận định của bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, ngày hôm nay (12/11), tại Hà Nội.

Bà Pratibha Mehta nhấn mạnh rằng: "Chúng tôi đặc biệt ấn tượng với sự chuẩn bị và các biện pháp đã được Chính phủ Việt Nam thực hiện khi đối mặt với cơn bão này. Sự chỉ đạo của Chính phủ từ cấp cao nhất đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của cơn bão và số người thiệt mạng.”

Thông tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trước đó cho biết, mặc dù cơn bão Haiyan chỉ còn ở cấp độ một khi đổ bộ vào hai tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh vào đêm 10/11, rạng sáng ngày 11/11, tuy nhiên 11 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ vẫn bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và gió mạnh từ khi cơn bão còn đang di chuyển ở ngoài khơi trước đó 24 giờ.

Lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ đã khởi động các phương án chuẩn bị ở mức độ cao nhất, sẵn sàng phòng chống bão ngay từ ngày 8/11, ba ngày trước khi cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, với gần 800.000 người đã được sơ tán trước khi cơn bão vào. Khi cơn bão thực sự đổ vào miền Bắc, hầu hết những người sơ tán tại các tỉnh miền Trung đã trở về nhà.

Mặt khác, các cấp chính quyền từ Trung ương cho đến địa phương đã được đặt trong trạng thái phòng chống bão cao nhất, luôn sẵn sàng và được chỉ đạo thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhất có thể.

“Đặc biệt việc có một đoàn lãnh đạo cao cấp của Chính phủ Việt Nam trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị phòng chống trước, trong và sau bão, đã cho thấy ước tính tác động và thiệt hại thực tế do cơn bão gây ra thấp hơn so với dự đoán ban đầu,” bà Pratibha Mehta đánh giá.

Bão Haiyan là cơn bão thứ 14 trong mùa mưa bão này tại Việt Nam. Vì vậy, tất cả các cấp chính quyền và quân đội đã được chuẩn bị đầy đủ để đối phó. Mỗi tỉnh đều có kho dự trữ thực phẩm, nước uống, chỗ ở, thuốc men, y tế, nước và thiết bị vệ sinh đã sẵn sàng.

Các nhân viên cứu trợ nhân đạo của Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ quốc tế đã công nhận và hoan nghênh các biện pháp phòng chống bão chủ động của Chính phủ, nhờ đó thiệt hại về người và của do cơn bão gây ra thấp hơn so với dự đoán ban đầu.

Theo Ban chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão Trung ương, thiệt hại đầy đủ do cơn bão gây ra hiện vẫn đang được đánh giá. Sau khi đổ bộ, bão Haiyan nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi di chuyển sâu vào nội địa và thay đổi hướng đi về phía nam Trung Quốc.

Chính phủ Việt Nam vẫn trong tình trạng kiểm soát sau bão và khả năng yêu cầu hỗ trợ quốc tế là ít xảy ra. Tuy nhiên, Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ và các đối tác cứu trợ nhân đạo quốc tế khác vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ với các đối tác Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết./.

( Vietnam+)
Phản hồi

Các tin khác

Xuất bản sách phục vụ học tập Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8

1. Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia ASEAN do TS. Tô Văn Hòa, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn. Việt Nam tuy mới gia nhập ASEAN từ năm 1995 song đã có sự hội nhập một cách chủ động và hiệu quả, có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu và kết quả về hợp tác, phát triển của ASEAN đã đạt được trong thời gian vừa qua. Trong quá trình tham gia ASEAN, để phát huy vị trí, vai trò của nước ta trong hoạt động của tổ chức này, việc tìm hiểu và nắm vững về pháp luật, đặc biệt là về Hiến pháp của các thành viên ASEAN là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vì mục tiêu dân chủ, công bằng, văn minh. Nội dung cuốn sách gồm tám chương, góp phần nâng cao hiểu biết của bạn đọc về Hiến pháp của các quốc gia trong khối ASEAN, đặc biệt là về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và cách xử lý các vấn đề quan trọng của Luật Hiến pháp ở các nước thành viên ASEAN, qua đó có thể nghiên cứu kinh nghiệm của các nước ASEAN trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nước ta. 2. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Trung tướng Bế Xuân Trường và Đại tá Nguyễn Bá Dương Trên cơ sở phân tích, làm rõ một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cuốn sách tập trung trình bày mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng quân đội; xây dựng thế trận lòng dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước; phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học quân sự và sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Cuốn sách giúp bạn đọc hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt nhằm tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; vai trò quan trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; vai trò của việc giác ngộ ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho mọi người dân. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay do TS. Hoàng Anh chủ biên Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không chỉ bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà còn có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động và thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, có khả năng tư duy sáng tạo, chuyên môn sâu và vững, có lý tưởng, đạo đức, có sức khỏe và thẩm mỹ... làm thay đổi căn bản vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tư tưởng đó là hình mẫu sinh động của con người toàn diện cho hiện tại và cho cả tương lai. Tư tưởng phát triển con người toàn diện của Người đã, đang và sẽ cho chúng ta những chỉ dẫn sáng suốt để xây dựng thành công chiến lược con người toàn diện trong điều kiện mới ở nước ta, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Nội dung cuốn sách trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục theo từng thời kỳ gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người cũng như đất nước. Cuốn sách phân tích tương đối toàn diện, có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và nêu bật tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay. Từ việc phân tích một số vấn đề trong công tác đào tạo đại học hiện nay như chất lượng sinh viên, đội ngũ giảng viên, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay. 4. Các bản Hiến pháp làm nên lịch sử do P. Blaustein cùng với các giáo sư, sinh viên của Trường Đại học Chicago (Hoa Kỳ) tuyển chọn. Hiến pháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia, được coi là đạo luật cơ bản, đạo luật "gốc" của nhà nước. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phù hợp với thực tiễn lịch sử và yêu cầu phát triển của đất nước, lợi ích của giai cấp cầm quyền là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tất cả các quốc gia. Cùng với sự ra đời và phát triển của nhân loại, nhiều bản hiến pháp đã được thông qua, trong đó có những bản hiến pháp mang tính thời đại, đánh dấu một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa lập hiến. Ngoài các bản Hiến pháp phương Tây (Các Hiến pháp Connecticut năm 1638/1639, Hiến pháp Virginia năm 1776, Hiến pháp Pennsylvania năm 1776, Hiến pháp Đức năm 1848,..., cuốn sách còn giới thiệu một số bản Hiến pháp của phương Đông như Hiến pháp Trung Hoa dân quốc năm 1912, Hiến pháp Meiji (Nhật Bản) năm 1889. Bên cạnh các bản hiến pháp tư sản, cuốn sách còn giới thiệu Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga năm 1918 và một số bản Hiến pháp ra đời trong bối cảnh cách mạng vô sản. Mỗi bản Hiến pháp trong cuốn sách thể hiện một giai đoạn quan trọng của quá trình cách mạng liên tục của việc thể hiện tinh thần của chủ nghĩa lập hiến, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự trừu tượng của những tư tưởng chính trị đương thời vào hiện thực cụ thể. Với 18 bản Hiến pháp tiêu biểu được lựa chọn từ các nền lập hiến khác nhau, cuốn sách cung cấp cho các nhà soạn thảo Hiến pháp và độc giả Việt Nam một cái nhìn toàn cảnh về các dòng chảy Hiến pháp, các khuynh hướng Hiến pháp trên thế giới qua các thời đại. Cuốn sách thật sự là một tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Nam Anh

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất