Thứ Ba, 8/10/2024
Giáo dục
Thứ Bảy, 29/11/2008 19:18'(GMT+7)

Lứa tuổi dễ tổn thương và manh động

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Hai trường hợp này không phải là cá biệt. Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ học sinh tự tử. Tháng trước, một nữ sinh nhảy cầu Tràng Tiền (Huế), trước đó nữa có em nam sinh uống thuốc trừ sâu vì học kém bị cha mẹ chửi rủa. Còn có cả trường hợp tự tử tập thể, cùng một lúc năm em nữ sinh trầm mình xuống sông.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tự tử, đối với người lớn sẽ thấy nhạt thếch, chết quá dại dột. Ví dụ một nam sinh ở Hà Nội cắt gân tay tự tử vì nhà trường bắt cắt mái tóc dài, một học sinh ở Nghệ An nhảy cầu Bến Thuỷ vì buồn tình, hoặc một học sinh ở Biên Hoà tự tử vì bị thầy giáo đuổi ra khỏi lớp do nói chuyện. Nhưng tìm hiểu các vụ học sinh tử tử thời gian gần đây, cho thấy phần lớn vẫn có nguyên nhân từ áp lực học tập, không phải một hai ngày mà quá dài.

Đối với người trưởng thành, chắc chắn đều cho rằng các em vô cớ đi tìm cái chết, nhưng với lứa tuổi học sinh, cái vô cớ đó lại rất có nguyên cớ. Các chuyên gia tâm lý phân tích ở lứa tuổi dậy thì, tâm lý xáo trộn, rất dễ bị tổn thương. Nếu không có sự quan tâm giáo dục đúng mức thì các em sẽ có những phản ứng tiêu cực không lường hết được.

Như rất nhiều trường hợp đã xảy ra, các em học lực kém hoặc không đúng với kỳ vọng của gia đình, bị cha mẹ la mắng, thậm chí nguyền rủa. Các em mang mặc cảm đó và chỉ muốn chết cho xong. Nhiều vụ các em để lại thư, nói rõ tìm đến cái chết là vì cha mẹ không hiểu mình, cha mẹ quá ích kỷ, áp đặt hoặc vô tâm trước những suy nghĩ của các em.

Nhà trường cũng là một áp lực, nhiều thầy cô giáo tuy đã kinh qua ngành sư phạm nhưng dạy dỗ không đúng theo khoa học. Thầy cô đứng trên bục giảng mà mắng chửi học sinh, bạt tai hoặc xử phạt các em ngay trước lớp. Đối với học sinh có bản tính hiền lành, thường không dám phản ứng mà chịu đựng và chọn cách tự tử.

Trước hiện tượng nguy hiểm đó và nó có khả năng lây lan, mọi gia đình cần phải có ý thức cải thiện phương pháp giáo dục. Thay vì mắng chửi khi con học kém hoặc không ngoan thì phải chia sẻ uốn nắn bằng tình yêu thương và các biện pháp tâm lý hữu hiệu.

Cha mẹ vì muốn nở mày nở mặt nên bắt con cái phải học, lấy thành tích con cái làm giải thưởng cho chính mình. Cái sâu xa là như vậy nhưng nó luôn được ngụy trang bằng việc lo cho tương lai con cái, muốn con cái thành đạt. Điều hiển nhiên là tất cả các  bậc phụ huynh đều muốn con mình nên người, được thành ông nọ bà kia, nhưng đừng vì mong muốn đó mà tạo áp lực học tập hoặc thành tích cao mà đẩy con mình vào sự trầm uất, lo lắng đến nỗi phải tìm đến cái chết.

Đối với sự sai trái của học sinh, phụ huynh cũng như thầy cô giáo không thể xem đó như điều quá khủng khiếp, để rồi có những hình phạt gây sốc cho các em. Ở lứa tuổi rất thích làm người lớn và muốn được công nhận mình là người lớn, bị xúc phạm trước đám đông là một sự tổn thương tâm lý nghiêm trọng, nếu không dẫn đến hành động tự tử thì chắc chắn các em cũng có những phản ứng tiêu cực khác.

Đã đến lúc cần phải quan tâm đến vấn đề giáo dục cho lứa tuổi dễ bị tổn thương và manh động này. Nếu như các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục xem thường, thì số vụ học sinh tự tử sẽ còn tăng cao./.
(Theo:Lao động)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất