Thứ Bảy, 30/11/2024
Cuộc sống số
Thứ Ba, 3/8/2010 11:23'(GMT+7)

Mạng truyền số liệu VNPT: Chi phí lớn - cước vẫn rẻ

Một phiên họp trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với lãnh đạo các địa phương.

Một phiên họp trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với lãnh đạo các địa phương.

Mạng truyền số liệu là một dự án lớn do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT thực hiện nhằm mục tiêu phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Tính đến thời điểm này, mạng truyền số liệu (TSL) với công nghệ hiện đại và bảo mật phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước hiện đã được kết nối tại hầu hết các cơ quan Bộ, ngành của Trung ương và các tỉnh thành trên toàn quốc.

Mạng truyền số liệu đi vào hoạt động là cơ sở để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ cho tất cả các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương, tạo tiền đề quan trọng cho việc hình thành Chính phủ điện tử.

Bắt đầu triển khai từ năm 2007, Bưu điện Trung ương là đơn vị chuyên môn trực thuộc VNPT được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện Dự án này với 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất hoàn thiện hệ thống truyền số liệu từ cơ quan Đảng, Chính phủ đến các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành trên toàn quốc. Giai đoạn hai thực hiện từ năm 2009 với kế hoạch hoàn thiện mạng TSL từ UBND các tỉnh, thành đến các sở ban ngành, quận huyện. Giai đoạn 3 sẽ triển khai đến cấp xã phường.

Dự án được đánh giá có tầm vĩ mô phạm vi rộng lớn trên toàn quốc trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Ý nghĩa không chỉ về mặt chính trị, kinh tế và xã hội mà nó còn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt mọi tình huống, phục vụ kịp thời chính xác sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước tới Bộ, Ban, Ngành Trung ương và các địa phương trong cả nước.

Hiện giờ, dự án đã cơ bản hoàn thành việc lắp đặt thiết bị chính thức đưa vào vận hành khai thác với ba trung tâm quản lý mạng đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM. Thiết bị truy nhập tại các Bộ, cơ quan ngang bộ và 63 tỉnh thành phố trong cả nước (bao gồm các cơ quan Đảng, chính quyền) cũng được lắp đặt kết nối thông tin tới tất cả các sở, ban, ngành, quận, huyện.

Phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức trên nền IP cung cấp các cổng kết nối Internet băng thông rộng, tốc độ cao từng bước phục vụ tốt các yêu cầu thông tin liên lạc từ Trung ương xuống các địa phương nhanh chóng kịp thời.

Từ tháng 10/2007 tới nay, Bưu điện Trung Ương đã phục vụ nhiều phiên họp của các đồng chí lãnh đạo với các ban của Đảng, các phiên họp Chính phủ thường kỳ, họp giao ban trực tuyến của các Bộ, Ngành.

Đặc biệt là phiên họp giao ban trực tuyến của Thủ tướng và các phó Thủ tướng với lãnh đạo 63 tỉnh thành trong cả nước được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 31/3/2009. Đây là hội nghị trực tuyến có quy mô lớn nhất trong toàn quốc đánh dấu một bứoc ngoặt trong quá trình cải cách hành chính, làm cơ sở cho việc tiến tới xây dựng một chính phủ điện tử trong tương lai.

Sự kiện ghi dấu ấn nữa là cuộc họp trực tuyến của Thủ tướng Chính Nguyễn Tấn Dũng với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và lãnh đạo một số quốc gia thuộc các châu lục về vấn đề biến đổi khí hậu vào tháng 11/2009...

Mạng TSL đang cung cấp các dịch vụ Internet, Hội nghị truyền hình, cho thuê đặt máy chủ và kết nối mạng riêng ảo VPN. Trong thời gian tới sẽ triển khai cung cấp các dịch vụ Điện thoại IP, dịch vụ Data Centre, máy chủ Web, Email, IP QoS và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Đại diện của Bưu điện Trung ương cho hay, giai đoạn 2 (kết nối thông tin tới tất cả các sở, ban, ngành, quận, huyện trên toàn quốc với khoảng 3.700 điểm kết nối) cũng đã gần hoàn thiện. Đường trục giữa các trung tâm có tốc độ 1.200 Mb/giây, các đường kết nối từ trung ương tới tỉnh, thành trọng điểm là 155 Mb/giây và với các tỉnh còn lại là 6 Mb/giây (sẽ nâng lên 50 Mb/giây trong năm 2010).

Không chỉ ưu việt về chất lượng, dịch vụ, một trong những ưu điểm của các dịch vụ mạng TSL là giá cả. Theo quyết định của Thủ tướng và Bộ Thông tin Truyền thông, mạng truyền số liệu chuyên dùng không sử dụng để kinh doanh thu lợi nhuận. Đây cũng chính là lý do để giá cước các dịch vụ của mạng Truyền số liệu chuyên dùng do VNPT cung cấp chỉ bằng 30% so với dịch vụ thông tin liên lạc tương tự mà các đơn vị khác thu của khách hàng. Giá thu này nhằm phục vụ chi phí duy trì bảo dưỡng hoạt động của mạng.

Hiền Mai - VnMedia

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất