Thứ Hai, 7/10/2024
Thế giới
Thứ Hai, 9/4/2012 8:12'(GMT+7)

Mỹ tiếp tục chuyển hàng triệu “đô-la dân chủ” tới nước Nga

Ông Putin từng quan niệm, dân chủ là không thể có ở một quốc gia mà nhân dân nghèo khổ, tức giận

Ông Putin từng quan niệm, dân chủ là không thể có ở một quốc gia mà nhân dân nghèo khổ, tức giận

 

Mỹ sẽ không có ý định chấm dứt sự ủng hộ các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và nền dân chủ ở nước Nga. Đó là tuyên bố của Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khi nhắc lại rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận cho phép thành lập Quỹ tăng cường Thúc đẩy xã hội dân sự, Thông tin, Bảo vệ Quyền con người ở nước Nga với ngân sách khoảng 50 triệu USD.

Theo Người phát ngôn Victoria Nuland, “những biện pháp này nhằm ủng hộ các định chế xã hội dân sự ở Nga”.

Tuy nhiên, việc thành lập quỹ này cũng cần phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Khoản tài trợ này tương đương với chi phí của Quỹ đầu tư Mỹ-Nga, một tổ chức ra đời từ hồi 1995 nhằm phát triển quan hệ thương mại Nga-Mỹ và đã giải thể..

Theo yêu cầu của Báo Sự thật, Giám đốc Trung tâm Thông tin chính trị Alexei Mukhin và Phó Giám đốc Trung tâm Chính trị đương đại Alexei Zudin đã bình luận về tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ông Alexei Mukhin nhận xét: “Đôi lúc, đầu tư nước ngoài lại mang theo kiểu cách rất lạ, và không có trở ngại nào đáng kể từ Bộ Ngoại giao Mỹ. Nếu họ muốn đầu tư vào nước Nga, họ cứ việc làm”

Theo ông Mukhin, “Điều đáng ngại – quan trọng hơn tiền bạc, là rõ ràng, hình thức thức thông tin này sẽ không bị ngăn chặn. Dân chúng, những người sẽ nhận trợ giúp, thụ hưởng từ những loại quỹ này ở nước Nga, rõ ràng phải là những người có vị thế đặc biệt. Ý tôi là, người nào mà ít nhiều có sự cộng tác với Mỹ, thì phải hiểu loại công việc mà họ làm và làm ở quốc gia nào.”

Ông Mukhin bình luận: “Lợi ích của Mỹ ở Nga không hề lắng xuống, và rõ ràng là hoàn toàn vì những lý do thực dụng. Nước Nga là một mục tiêu hấp dẫn cần phải nghiên cứu. Bởi thế khi những khoản đầu tư này phát triển thì Bộ Ngoại giao cho phép những quỹ này hoạt động bắt chấp sự khủng hoảng trong hệ thống tài chính ở Mỹ. Song Hoa Kỳ cũng nhìn ra lối thoái của khủng hoảng bằng cách thay đổi cấu trúc của việc đầu tư của mình. Rõ ràng là với những quỹ đầu tư cơ bản kiểu này, họ sẽ đòi hỏi rất nhiều các dịch vụ nhỏ từ khách hàng.

“Tôi e rằng trên thực tế những dịch vụ nhỏ này sẽ tạo ra những hành động có thể sẽ chống lại các lợi ích của nước Nga”- Giám đốc Trung tâm Thông tin Chính trị Nga nhìn nhận.Ông khẳng định: “Rõ ràng, Chính phủ Nga không thể chống lại Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ cho các quỹ này. Song nước Nga có thể giảm thiểu tác hại của các hậu quả và hệ luỵ. Để làm được điều này, họ cần phải biết người thụ hưởng lợi-những người nhận các quỹ này, và quan trọng hơn, là cách họ chi tiêu các quỹ này.

Trong khi nhận xét “Nếu các quỹ này được chi dùng vào các mục đích tốt đẹp, thì các nhà lãnh đạo Nga sẽ lên tiếng ủng hộ”, ông cũng cứng rắn cảnh báo “Còn nếu nó được dùng cho tài trợ các hoạt động lật đổ ở Nga thì phải áp dụng Luật Hình sự ngay không trì hoãn”

Trong khi đó, Alexei Zudin- Phó Giám đốc Trung tâm Chính trị đương đại dự báo: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nỗ lực gây sức ép lên nước Nga với sự trợ giúp của cái gọi là : “Sự ủng hộ nền dân chủ ở nước Nga”. Ông lập luận “Chúng tôi biết rằng, Hoa Kỳ luôn song hành với hầu hết các cải cách chính trị ở nước Nga. Thời kỳ ngược trở lại những năm 2000 là biểu hiện rõ nhất của sự can dự này.”

“Chúng tôi biết rằng các nhà lãnh đạo phe đối lập ở Nga đều có quan hệ mất thiết thường xuyên với Đại sứ quán Mỹ. Chúng tôi biết rằng, đại sứ (Mỹ) mới (ở Nga) là một hình mẫu đại sứ của sự xâm lăng phi truyền thống. Ông ta không phải là một nhà ngoại giao mà hơn hết, là một chuyên gia về các cuộc cách mạng màu”- ông Zudin ngầm chỉ trích vai trò trong bóng tối của ngoại giao Mỹ.

Không ngần ngại khi đánh giá về quan hệ Nga-Mỹ, ông Zudin dùng từ “điều chỉnh lại” đồng thời khẳng định “Khi chúng tôi bình luận về quan hệ Nga-Mỹ, cụ thể là về việc “điều chỉnh lại” mối quan hệ đó, chúng tôi sẽ không bao giờ quên rằng, bất cứ mối quan hệ Mỹ-Nga nào trong 20 năm qua đều có khía cạnh này”

“Và khía cạnh đó phải được gọi đích danh là những cố gắng của Mỹ gây sức ép với nước Nga”- Bài báo trên Pravda.ru dẫn lời ông Zudin kết thúc một bài viết khá gay gắt về những ý định xuất khẩu dân chủ của Mỹ sang Nga.

Trong vòng một tuần qua, Đại sứ mới của Mỹ tại Nga Michael McFaul đã chịu sự chỉ trích nặng nề của truyền thông Nga không chỉ vì những tuyên bố “ngạo mạn” của ông ta về mối quan ngại của Nga trước kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.

Tờ Người bảo vệ của Anh, hôm 5-4 đã dẫn lời Alexei Pushkov, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Duma quốc gia Nga tuần qua đã lên tiếng chỉ trích đó là “một bản sao mới về học thuyết cổ lỗ về sự lãnh đạo của Mỹ” sau khi ứng viên sáng giá của Đảng Cộng hoà Mỹ Mitt Romney gọi nước Nga là “Kẻ thù địa chính trị số một của Mỹ”.

Nguồn: Nhân Dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất