Thứ Ba, 1/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Sáu, 18/2/2011 21:30'(GMT+7)

Ngày thơ Việt Nam tại TP.HCM: Nhớ về Người thanh niên ái quốc Nguyễn Tất Thành

Bến Nhà Rồng (Ảnh minh hoạ)

Bến Nhà Rồng (Ảnh minh hoạ)

Ngày thơ do Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn thành phố phối hợp tổ chức với chủ đề “Từ thành phố này Người đã ra đi” hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2011) và 70 năm ngày Bác trở về nước (1941 tại Pác Pó, Cao Bằng). Sân khấu được thiết kế trang trọng trước tượng đài người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên cuộc hành hình ra đi tìm đường cứu nước. Khởi đầu chương trình là giai điệu sâu lắng, nồng nàn với bài hát “Từ thành phố này Người đã ra đi” đã làm lắng đọng trong lòng người nhiều cảm xúc bồi hồi xúc động. Tiếp theo là phần ngâm bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, thơ Nguyên Tiêu của Bác Hồ gợi nhớ đến khó khăn đầy gian khổ của ông cha trong quá trình bảo vệ Tổ quốc.

Có mặt tại hội thơ năm nay là các nhà thơ Trương Minh Nhật, Lam Giang, Lê Tú Lệ, Từ Quốc Hoài, Huệ Triệu, Thanh Yến, Lệ Bình, Trần Thị Khánh Hội, Dương Trọng Dật, Phạm Thị Ngọc Liên, Duy Bằng…cùng giao lưu, bình thơ, trao đổi kinh nghiệm sáng tác. Đặc biệt, hội thơ cũng giới thiệu những cây bút trẻ của thơ ca thành phố như: Phan Hồn Nhiên, Vũ Đình Giang, Phạm Ngọc Hiền… với những sáng tác mới đã góp phần làm phong phú diện mạo thơ ca của thành phố và cả nước. Thu hút đông đảo giới trẻ tại ngày hội lần này là những gian hàng thơ trưng bày các tác phẩm thi ca, thư pháp của 15 câu lạc bộ thơ quận, huyện và các trường đại học trên địa bàn thành phố. Mỗi câu lạc bộ tham gia còn trình diễn các tiết mục ngâm thơ, ca ngợi Bác Hồ và quê hương đất nước.

Nhà thơ Lê Quang Trang, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn thành phố ôn lại khoảnh khắc lịch sử ngày 5/6/1911 khi Bác Hồ rời Bến Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình giải phóng dân tộc khỏi ách xiềng gông. Ông cho biết, ngày thơ lần thứ 9 cũng chú trọng đến sự tương tác giao lưu giữa nhà thơ với nhà thơ, nhà thơ với người yêu thơ và hướng đến công chúng, đặc biệt là giới trẻ học sinh, sinh viên. Hội thơ còn là dịp để các nhà thơ có tâm huyết tìm hiểu nguyện vọng của đông đảo công chúng yêu thơ, thông qua đó, nâng tầm thị hiếu về thơ ca của công chúng đối với môn nghệ thuật này.../.

PV

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất