Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống ở Quảng Ninh Chu Thị Tươi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) “về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”; Công văn số 367-CV/TU ngày 26/3/2008 của Tỉnh ủy “về đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống” các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tổ chức quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị và nghiêm túc triển khai nhiệm vụ nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống của địa phương, đơn vị. Xác định việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Hằng năm, quan tâm, đầu tư kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như bố trí cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục giảng dạy lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống địa phương; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các ngành cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm phụ trách công tác lịch sử Đảng các cấp. Chính vì thế, công tác nghiên cứu, biên soạn và phát hành lịch sử trong toàn tỉnh giai đoạn 2002-2017 đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Qua đó, nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết phải biên tập lịch sử đảng bộ và lịch sử truyền thống; đồng thời giúp nắm rõ và hiểu hơn về lịch sử Đảng bộ tỉnh, địa phương và truyền thống ngành, đơn vị; khơi dậy lòng tự hào với những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh, đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố và lịch sử truyền thống các ban, ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh có bước phát triển rõ rệt. Số lượng các ấn phẩm được xuất bản nhiều, chất lượng ngày càng được nâng cao. Các ấn phẩm đã tái hiện một cách đầy đủ, toàn diện, chân thực, sinh động lịch sử chung của toàn Đảng và lịch sử dân tộc, góp phần quan trọng trong việc tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh nói riêng và của toàn Đảng nói chung trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết quả cụ thể: Đối với cấp tỉnh: từ năm 2002 đến nay, Đảng bộ tỉnh đã nghiên cứu, biên soạn, xuất bản và tái bản được 08 công trình, tiêu biểu như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh tập 3, tập 4; cuốn Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1965-2005); cuốn Bác Hồ với Nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh...Đặc biệt đang tiến hành nghiên cứu, biên soạn cuốn Quảng Ninh 30 năm đổi mới cùng đất nước, dự kiến xuất bản quý IV/2017. Cuốn sách tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận - thực tiễn cốt yếu của 30 năm đổi mới (1986-2016); tập trung đánh giá đầy đủ, chính xác, khoa học quá trình đổi mới toàn diện của Quảng Ninh trong 30 năm; phản ánh những kết quả đã đạt được, cũng như những thời cơ, thách thức, hạn chế... từ đó rút ra những bài học thiết thực, tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới ở Quảng Ninh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, từ năm 2002 đến nay đã có 24 đơn vị với 38 ấn phẩm về lịch sử truyền thống, công trình lịch sử được xuất bản. Một số đơn vị tiêu biểu trong công tác biên soạn, xuất bản lịch sử như: Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn, Sở Công thương, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ninh, Hội Phụ nữ tỉnh... Đối với cấp cơ sở: tính đến tháng 5/2017, 19/21 đảng bộ trực thuộc tỉnh đã hoàn thành việc biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống ngành, với 44 công trình lịch sử, gồm các cuốn lịch sử Đảng bộ, các đặc san, biên niên sự kiện, sách lịch sử chuyên đề.... 02 đảng bộ đang hoàn thành việc biên soạn lịch sử là huyện Hải Hà, Đảng bộ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. 140/186 xã, phường, thị trấn; 62 ban, ngành, đơn vị cấp huyện hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống. Nhiều đảng bộ có 100% xã, phường, thị trấn hoàn thành việc biên soạn lịch sử đảng bộ cấp xã và làm tốt công tác lịch sử truyền thống như thành phố Uông Bí, Cẩm Phả, thị xã Đông Triều, huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà... Riêng đối với lực lượng vũ trang, đến nay 10/14 đơn vị hoàn thành lịch sử Đảng bộ quân sự cấp huyện; 14/14 đơn vị hoàn thành lịch sử lực lượng vũ trang cấp huyện. Nhìn chung các ấn phẩm lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của các địa phương, đơn vị đều đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, tính thống nhất chung với lịch sử Đảng bộ Tỉnh và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đồng thời, thể hiện rõ những nét đặc thù, độc đáo của từng địa phương, đơn vị. Trong đó, đảm bảo tính chuẩn xác các sự kiện lịch sử, quá trình lãnh đạo của các đảng bộ qua các thời kỳ trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao... Nêu được đầy đủ vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của địa phương; quá trình hình thành và phát triển với những nét văn hóa riêng có, tiêu biểu; những nét đẹp trở thành truyền thống của con người Quảng Ninh, tinh thần của công nhân vùng Mỏ. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và phát triển của Tỉnh trong thời gian tới. Việc nghiên cứu, biên tập cuốn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống đều được chuẩn bị, xây dựng công phu, nghiêm túc, cẩn thận; đồng thời có sự quan tâm, giúp đỡ, cộng tác tích cực của các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng qua các thời kỳ, qua đó tái hiện một cách chân thực, đầy đủ lịch sử đảng, lịch sử truyền thống của địa phương, đơn vị. Các ấn phẩm lịch sử sau khi phát hành đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm, đón đọc, góp phần tích cực trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước; khích lệ lòng tự hào, tinh thần thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khó khăn, bất cập trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, xuất bản các công trình lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng, như: một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm dành thời gian, kinh phí thỏa đáng cho công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống của đơn vị, địa phương. Chưa tích cực kiểm tra, đôn đốc để công tác nghiên cứu, biên soạn thực hiện đúng kế hoạch. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của các địa phương, đơn vị thường xuyên có sự luân chuyển; nhân chứng lịch sử đa số là tuổi cao, sức yếu; công tác lưu trữ chưa được quan tâm đúng mức, tư liệu lịch sử bị thất lạc nhiều... đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống. Chất lượng biên soạn, biên tập lịch sử ở một số địa phương, đơn vị chưa cao, còn sơ sài, nặng về miêu tả, diễn biến sự kiện, chưa chú trọng đúng mức đến tính khái quát, tổng kết thực tiễn. Một số phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống: Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị 15-CT/TW và các văn bản chỉ của Tỉnh và địa phương, đơn vị về đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về lịch sử của đất nước và của Đảng bộ tỉnh, lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương, đơn vị Hai là, thường xuyên quan tâm làm tốt công tác lưu trữ, bảo quản, khai thác các nguồn tư liệu để bổ sung phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn tái bản lần sau. Nâng cao chất lượng biên soạn các ấn phẩm theo hướng chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn qua các thời kỳ cách mạng, có sự phân tích lịch sử, phản ánh khách quan, khoa học những thành tựu, đóng góp của đảng bộ và nhân dân địa phương với phong trào cách mạng chung của tỉnh và đất nước. Ba là, tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Quan tâm bố trí, đào tạo, bồi dưỡng và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, nhất là cán bộ chuyên trách, có chuyên môn được đào tạo theo hướng ổn định. Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống của địa phương, đơn vị tới đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Hình thức tuyên truyền cần phong phú, sinh động, rộng khắp và phù hợp với từng đối tượng; coi trọng đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử tại các cơ sở giáo dục, nhà trường; tăng cường tuyên truyền, giáo dục trực quan, bằng phim tài liệu, tham quan thực tế... tạo lôi cuốn, hấp dẫn đối với học viên, học sinh, sinh viên./.
Truyền hình là mảnh đất tiếp theo mà Facebook muốn chinh phục khi một lãnh đạo của "gã khổng lồ" công nghệ này thông báo Facebook đang bắt đầu sản xuất các series truyền hình và trò chơi truyền hình chất lượng cao để trình chiếu trên nền tảng mạng xã hội của mình.
(TG)-Ngày 28/6/2017 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên khai mạc Hội thi Báo cáo viên giỏi năm 2017. Đồng chí Lâm Văn Năm - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Thường trực các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, lãnh đạo các ban Xây dựng Đảng đã về dự khai mạc.
(TG)-Nội dung, phương thức hoạt động tuyên truyền miệng ở Bình Thuận ngày càng đa dạng, phong phú, không ngừng được đổi mới, nâng cao chất lượng, thông tin tương đối kịp thời các sự kiện quan trọng của địa phương, đất nước và quốc tế, định hướng dư luận trước mỗi sự kiện chính trị quan trọng.
(TG) -Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, việc phát động cuộc thi này nhằm tăng cường sự quan tâm của các cơ quan báo chí, tạo sự đồng thuận và hưởng ứng của xã hội đối với chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và cơ cấu lại ngành nông nghiệp; đẩy mạnh cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM và cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
(TG) - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 21/6, Tỉnh ủy Điện Biên đã tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương trên địa bàn tỉnh.
(TG) - Cùng với các cơ quan báo chí, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Kon Tum và trang thông tin điện tử, bản tin của các sở, ngành, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đáp ứng có hiệu quả nhu cầu bạn đọc.
“Từ góc độ quản lý Nhà nước về báo chí, Bộ TT&TT sẽ quan tâm tìm hiểu và có biện pháp ngăn chặn những hình thức cấu kết ‘bất lương’ trong làng báo”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn một lần nữa đưa ra những thông điệp mạnh mẽ về đạo đức báo chí nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, 21/6.
Tối 20/6, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao giải báo chí viết về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2017.
Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách “Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành."
Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức trao Giải Báo chí tỉnh lần thứ X, năm 2017. 18 tác phẩm đoạt Giải Báo chí tỉnh gồm: 2 giải nhất, 5 giải nhì, 6 giải ba và 5 giải khuyến khích.
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017); phát động Giải báo chí "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc'' lần thứ XIII năm 2017- 2018; khai trương Tạp chí điện tử Mặt trận.
Ngày 19/6, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Quan hệ báo chí-doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững" nhằm chia sẻ ý kiến của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học về vai trò, mối quan hệ khăng khít giữa báo chí với doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
(TG)-Ngoài những tác phẩm báo chí mang tính thời sự thì tâm hồn nhà báo còn thăng hoa trong thơ và nhạc. Rất nhiều nhà báo đồng thời là nhà thơ, nhạc sĩ…
(TG) - Đó là những nội dung được đề cập sáng nay, 17/6, tại cuộc gặp mặt, chúc mừng đại diện các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017) do Thành phố Hà Nội tổ chức. Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì buổi gặp mặt.