(TG) - Nhờ những nỗ lực chung của cả nước, trong đó có đóng góp không nhỏ của các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại, vị thế đất nước tiếp tục được nâng lên. Việt Nam là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của tất cả các nước trong thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc và nhiều nước lớn khác, có vị trí quan trọng trong các tổ chức quốc tế.
1. VAI TRÒ VÀ ĐÓNG GÓP
CỦA NGÀNH NGOẠI
GIAO TRONG THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ THÔNG TIN
ĐỐI NGOẠI
Sau hơn 30 năm đổi mới,
Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử, vị thế của đất
nước ngày càng nâng cao trên
trường quốc tế. Đóng góp vào
kết quả chung đó có vai trò nổi
bật của ngành Ngoại giao. Luôn
bám sát nhiệm vụ chính trị của
đất nước qua từng giai đoạn lịch
sử, quán triệt sâu sắc quan điểm
đối ngoại của Đảng, thấm nhuần
tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
“dĩ bất biến, ứng vạn biến”, kiên
định, kiên trì nguyên tắc đặt lợi
ích đất nước lên trên hết, đồng
thời linh hoạt, uyển chuyển
trong giải quyết những vấn đề cụ
thể, xử lý đúng đắn mối quan hệ
giữa “đối tác, đối tượng”, ngành
Ngoại giao luôn chủ động, đi đầu
thúc đẩy quá trình hội nhập sâu,
rộng của Việt Nam với thế giới.
Trong các nhiệm vụ ngoại giao,
thông tin đối ngoại (TTĐN) luôn
giữ vị trí quan trọng.
Ở Việt Nam, TTĐN được
Đảng, Nhà nước ta quan tâm từ
rất sớm. Ngay từ giai đoạn đấu
tranh giành độc lập dân tộc,
đánh đuổi giặc ngoại xâm, hình
ảnh một Việt Nam “đất không
rộng, người không đông”, kinh
tế khó khăn, vũ khí thô sơ,
nhưng ngoan cường, khí phách,
trí thông minh tuyệt vời, lấy yếu
đánh mạnh đã tạo thành một
sức mạnh to lớn, trong thì đoàn
kết toàn dân, ngoài thì đoàn kết
quốc tế, giành độc lập dân tộc.
Từ khi đất nước thống nhất,
đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi
mới, công tác TTĐN bám sát
nhiệm vụ chính trị mới, tiếp tục
tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ
của nhân dân thế giới, vừa bảo
vệ nền độc lập, vừa từng bước
phá thế bao vây cấm vận, chống
quan điểm sai trái, thù địch,
từng bước giới thiệu tiềm năng
thế mạnh, chủ trương, đường
lối phát triển đất nước góp phần
hội nhập sâu, mở rộng đầu tư,
hợp tác trên các lĩnh vực, đưa
Việt Nam ra khỏi nước nghèo và
kém phát triển sang nước phát
triển có mức thu nhập trung
bình thấp và đang hướng tới
nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2030.
Từ Chỉ thị 11 của Ban Bí thư
khóa VII, Chỉ thị 26 của Ban Bí
thư khóa X và Chiến lược phát
triển thông tin đối ngoại giai
đoạn 2011-2020 của Bộ Chính
trị khóa XI, nội dung TTĐN được
xác định: thông tin về những
thành tựu của đất nước, những
chủ trương, chính sách, luật
pháp của Việt Nam trên các
lĩnh vực, đặc biệt các lĩnh vực
ưu tiên về phát triển kinh tế, về
những vấn đề các nước, đối tác
quan tâm; thông tin về lịch sử
văn hóa, con người Việt Nam,
tiềm năng, thế mạnh vẻ đẹp đất
nước được thiên nhiên ưu đãi;
thông tin hướng tới cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài,
không chỉ hỗ trợ bảo hộ công
dân gắn kết với nước sở tại mà
còn giúp bà con hướng về cộng
đồng, coi người Việt Nam ở nước
ngoài là bộ phận không thể tách
rời của cộng đồng dân tộc Việt
Nam; đấu tranh phản bác quan
điểm sai trái, thù địch. Đối tượng
thông tin là chính giới, học giả, doanh nghiệp, các đối tác chúng
ta quan tâm. Địa bàn thông tin
không chỉ có các nước có quan
hệ truyền thống, các nước láng
giềng, mà còn coi trọng các nước
lớn, quốc gia, khu vực có ảnh
hưởng tới sự phát triển kinh tế,
xã hội và bảo vệ chủ quyền của
Việt Nam. Lực lượng tham gia
TTĐN không chỉ có lực lượng
chuyên trách, các cơ quan, bộ,
ban, ngành, doanh nghiệp ở
trung ương, địa phương, các cơ
quan truyền thông, báo chí mà
cả người dân…
Nhờ những nỗ lực chung của
cả nước, trong đó có đóng góp
không nhỏ của các lực lượng
làm công tác TTĐN, vị thế đất
nước tiếp tục được nâng lên. Việt
Nam là đối tác chiến lược, đối
tác toàn diện của tất cả các nước
trong thường trực Hội đồng bảo
an Liên Hợp quốc và nhiều nước
lớn khác, có vị trí quan trọng
trong các tổ chức quốc tế. Tham
gia nhiều hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới, đất nước ngày
càng hội nhập sâu rộng vào khu
vực và thế giới, kinh tế tăng
trưởng khá, xã hội ổn định, quốc
phòng, an ninh giữ vững…
Tính
đến 2017, GDP bình quân đầu
người đạt gần 2400 USD, kim
ngạch xuất, nhập khẩu đã vượt
mốc 400 USD, tổng lực kinh tế
đất nước đã vượt mức 200 tỉ
USD, 6 tháng đầu năm 2018, tổng
sản phẩm trong nước (GDP) ước
đạt 7,08%, kinh tế vĩ mô cơ bản
ổn định, lạm phát ở mức 3,29%,
tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt
trên 747 nghìn tỉ đồng, tăng
10,1%, tổng số vốn đầu tư nước
ngoài ước đạt 20,33 tỉ USD, tăng
5,7% so với cùng kỳ; cả nước có
thêm 64,5 nghìn doanh nghiệp
được thành lập mới, du lịch tăng
khoảng 27,2%, bình quân mỗi
tháng đạt khoảng 1,31 triệu lượt
khách nước ngoài, xuất nhập
khẩu đạt 225,1 tỉ USD, tăng 13%
so với cùng kỳ… Hợp tác quốc tế
trên các lĩnh vực văn hóa, khoa
học, giáo dục, quốc phòng, an
ninh, đối ngoại… tiếp tục được
mở rộng.
Ngành Ngoại giao có vai trò
và đóng góp quan trọng trong
thực hiện nhiệm vụ TTĐN, với
tư cách là cơ quan quản lý nhà
nước, lực lượng nòng cốt triển
khai đường lối đối ngoại của
Đảng, thực thi chính sách của
Nhà nước trong hoạt động đối
ngoại.
Vai trò và đóng góp nổi bật
của ngành thể hiện trước hết ở
việc. 1) Tham gia tham mưu về
chủ trương, đường lối, chính
sách, chiến lược đối ngoại, thông
tin đối ngoại của đất nước trong
từng thời kỳ. 2) Trực tiếp thực
hiện vai trò quản lý nhà nước
trên lĩnh vực đối ngoại. 3) Trực
tiếp tổ chức và thực hiện các sự kiện thông tin đối ngoại, điển
hình là các sự kiện có tầm vóc
quốc tế như APEC, ASEAN, các
tổ chức quốc tế song phương và
đa phương, các cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài, nước
ngoài ở Việt Nam, các hoạt động
đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà
nước. 4) Tham gia các hoạt động
truyền thông, phát ngôn quốc tế
và trong nước, giới thiệu, quảng
bá hình ảnh đất nước trên các
cơ quan truyền thông, báo chí
trong và ngoài nước. 5) Đấu
tranh phản bác các quan điểm
sai trái thù địch. 6) Phối hợp
tham gia, cung cấp thông tin, tổ
chức các sự kiện thông tin đối
ngoại với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước…
2. NGÀNH NGOẠI GIAO
PHÁT HUY VAI TRÒ,
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TTĐN
Cùng với các quốc gia trên
thế giới, Việt Nam đang bước
vào những năm cuối thập niên
thứ hai của thế kỷ XXI với nhiều
thời cơ, thách thức đan xen, ảnh
hưởng tới quá trình hội nhập,
phát triển của đất nước, đặt ra
yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với
ngành Ngoại giao và hoạt động
TTĐN.
Tuy xu thế hòa bình,
hợp tác vẫn là dòng chảy chính,
nhưng những biến đổi nhanh
chóng, khó lường trong quan hệ
quốc tế khiến tình hình thế giới
ngày càng phức tạp, xung đột sắc
tộc, tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố,
tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
vẫn thường xuyên xảy ra. Cạnh
tranh giữa các nước lớn ngày
càng gay gắt hơn, chủ nghĩa bảo
hộ, tranh chấp thương mại diễn
biến phức tạp, chủ nghĩa cường
quyền, áp đặt, bất bình đẳng,
thậm chí vi phạm luật pháp quốc
tế, chủ quyền quốc gia, dân tộc
vẫn hiện hữu. Xu hướng phân
cực, khoảng cách phát triển giữa
các nước ngày càng mở rộng,
hình thành các cực quyền lực
vừa hợp tác, vừa cạnh tranh gay
gắt.
Toàn cầu hóa, hội nhập với
sự chi phối của các nước lớn, các
nước tư bản chủ nghĩa vẫn tiếp
diễn, đặt các quốc gia kém phát
triển, các nước nhỏ trước nhiều
thách thức. Cách mạng công
nghiệp 4.0 tạo ra bước ngoặt bao
gồm cả thuận lợi và khó khăn
cho các quốc gia, dân tộc trong
quá trình phát triển.
Các vấn đề
an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống, biến đổi khí
hậu, đói nghèo, bệnh tật… tiếp
tục đòi hỏi sự quan tâm chung
của mỗi quốc gia cũng như cộng
đồng quốc tế. Khu vực châu Á -
Thái Bình Dương tiếp tục chứng
kiến sự trỗi dậy của Trung Quốc
và một số quốc gia, đồng thời
cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất
ổn liên quan đến thương mại,
chủ quyền, biên giới lãnh thổ,
biển, đảo.
Việt Nam đặt mục tiêu phấn
đấu trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm
2030 và là nước công nghiệp
hiện đại theo định hướng xã hội
chủ nghĩa đến năm 2045. Công
cuộc đổi mới và hội nhập của
đất nước đi vào chiều sâu, sức
mạnh tổng hợp, vị thế quốc gia
tiếp tục được nâng lên cả trong
khu vực và trên thế giới. Tuy
nhiên, những khó khăn của đất
nước còn nhiều, kinh tế phát
triển khá nhưng chưa ổn định,
sức cạnh tranh của nền kinh
tế chưa cao, chưa phát huy hết
tiềm năng, thế mạnh trong quá
trình hội nhập.
Những yếu kém
trong quản lý kinh tế, tình trạng
quan liêu, tham nhũng, ô nhiễm
môi trường, bất ổn xã hội, vấn
đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển đảo còn diễn biến phức
tạp… Trước bối cảnh đó, công
tác TTĐN trong thời gian tới cần
quan tâm một số định hướng
giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, làm tốt công tác
tham mưu cho Đảng, Nhà nước
về đường lối đối ngoại và công
tác TTĐN. Giai đoạn mới đòi hỏi
phải có tầm nhìn dài hạn, dự
báo chính xác tình hình thế giới,
khu vực để có chiến lược, sách
lược đúng đắn về đối ngoại phục
vụ sự phát triển, hội nhập của đất nước, phát huy sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại,
đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên
trên hết để xác định trọng tâm,
trọng điểm trong TTĐN, xử lý tốt
các mối quan hệ giữa ổn định và
phát triển; giữa hội nhập quốc tế
với độc lập chủ quyền, bản sắc
dân tộc; giữa đối tác, đối tượng
trong điều kiện mới; giữa ưu tiên
trước mắt với mục tiêu lâu dài…
Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt
động ngoại giao phục vụ phát
triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ
chủ quyền biển, đảo, góp phần
giữ vững an ninh chính trị, ổn
định đất nước, có chiến lược,
sách lược rõ ràng, hóa giải
những khó khăn, các đối tượng
cản trở, tận dụng cơ hội, phát
hiện các nhân tố, đối tác tích
cực của quan hệ quốc tế, những
bạn bè truyền thống phục vụ
phát triển đất nước. Đẩy mạnh
các hoạt động TTĐN tại các diễn
đàn đa phương, song phương,
chủ động tham gia các cơ chế đối
thoại, hợp tác với các nước lớn,
các quốc gia có ảnh hưởng quan
trọng ở khu vực và thế giới.
Thứ ba, tăng cường công
tác đối ngoại Đảng, ngoại giao
nhà nước và đối ngoại nhân
dân trong công tác TTĐN, làm
tốt công tác bảo hộ công dân,
công tác người Việt Nam ở nước
ngoài.
Ngành Ngoại giao vừa là
cơ quan tham mưu, lực lượng
trực tiếp triển khai các hoạt
động, vừa là cầu nối cung cấp
thông tin từ bên ngoài vào trong
nước, từ trong ra ngoài, bám sát
đối tượng, tính chất nhiệm vụ,
vừa khắc phục tình trạng phân
tán, manh mún; làm tốt công
tác phát ngôn, xây dựng các ấn
phẩm TTĐN hấp dẫn, hiện đại,
phù hợp đối tượng; tận dụng
thế mạnh của các hãng thông
tấn, cơ quan truyền thông lớn
ở nước ngoài, cơ quan đại diện
báo chí nước ngoài ở Việt Nam,
phục vụ hoạt động TTĐN, vừa
chủ động về kế hoạch, thống
nhất một đầu mối, đáp ứng yêu
cầu hội nhập và phát triển đất
nước trong tình hình mới.
Thứ tư, phát huy vai trò các
cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài trong hoạt động
TTĐN. Xây dựng mỗi cơ quan đại
diện là cơ quan chỉ đạo, tổ chức
thực hiện các hoạt động TTĐN
của Việt Nam ở nước ngoài. Coi
trọng giới thiệu văn hóa của
Việt Nam cả hình thức “tĩnh”
như trang trí tranh ảnh, tờ rơi,
sách báo, trung tâm văn hóa,
trung tâm Hồ Chí Minh học,
tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh
(ở những nơi thích hợp), đến
các hình thức “động” như phối
hợp tổ chức sự kiện, phim ảnh,
tuần văn hóa, ngày văn hóa…
nâng cao hiệu quả hoạt động
các trang thông tin điện tử của
sứ quán; tổ chức tốt các sự kiện
đối ngoại, tiếp xúc chính giới,
thương mại; đoàn ra, đoàn vào;
mỗi cán bộ sứ quán là một cán
bộ làm công tác TTĐN.
Thứ năm, chủ động cung cấp
thông tin, là tốt công tác đấu
tranh phản bác quan điểm sai
trái, thù địch. Xây dựng cơ chế
cung cấp thông tin nhanh nhạy
giữa các cơ quan, giữa thông
tin đối nội và TTĐN, coi trọng
thông tin những vấn đề trong
nước có nhu cầu, đồng thời
đẩy mạnh thông tin về hình
ảnh đất nước phù hợp địa bàn,
đối tượng; nội dung thông tin
nhấn mạnh chủ trương, tiềm
năng, thế mạnh, vể đẹp tiềm ẩn,
thân thiện của người Việt Nam,
những thành tựu về dân chủ,
nhân quyền, dân tộc, tôn giáo,
vấn đề đấu tranh chính nghĩa
bảo vệ chủ quyền biển đảo; về
hình thức thông tin, coi trong
thông tin thường xuyên, thông
tin mạng (những nội dung phù
hợp), chú trọng công tác phát
ngôn, thông tin đột xuất, thông
tin chiều sâu.
Thứ sáu, coi trọng công tác
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
TTĐN cho cán bộ ngành Ngoại
giao, bảo đảm có đủ năng lực,
bản lĩnh chính trị, kỹ năng hoạt
động TTĐN. Đối tượng, địa bàn
đối ngoại đa dạng, phức tạp, lợi
ích, yêu cầu đối ngoại của đất
nước ở các địa bàn, khu vực, đối
tượng là khác nhau.
Do đó, cán
bộ làm TTĐN bên cạnh yêu cầu
thông thạo ngoại ngữ, cần được
bồi dưỡng về kỹ năng phát ngôn,
bảo vệ bí mật nhà nước, hiểu
biết các hình thức TTĐN, chủ
trương, đường lối, chính sách
đối ngoại của Đảng, Nhà nước,
các nhiệm vụ TTĐN trong từng
thời kỳ; kỹ năng tổ chức sự kiện,
họp báo, tiếp xúc đối tượng…
PGS.TS.Phạm Văn Linh
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại
___________________________
Bài đăng Tạp chí Tuyên giáo số 8/2018