Chủ Nhật, 6/10/2024
Đời sống
Thứ Hai, 17/1/2011 20:36'(GMT+7)

Người nông dân thiệt hại sản xuất vì rét đậm

Các chuyên gia khí tượng thủy văn cho rằng, đợt rét này có tính chất tương tự đợt rét lịch sử kéo dài 38 ngày hồi năm 2008, vì cùng chịu ảnh hưởng của La Nina, hiện tượng gắn liền với mưa nhiều, lạnh hơn ở vùng Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, La Nina khiến nền nhiệt độ thấp, chênh lệch không đáng kể giữa ngày và đêm, kèm theo mưa phùn khiến cái rét càng thêm tê buốt.

Hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất đến thời điểm này là ngành chăn nuôi. Thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đến ngày 16-1 cho biết, đã có hơn 8.000 con trâu, bò, dê bị chết do rét. Trong đó, nhiều nhất là tỉnh Cao Bằng 1.830 con, tiếp đến là Sơn La 1.300 con, Lạng Sơn 919 con, Bắc Kạn 845 con, Lào Cai 570 con, Hà Giang 537 con...




Nông dân xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm chống rét cho mạ

Tại Hà Nội, theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Huy Đăng, thì chưa có gia súc chết vì rét. Ngay từ khi chớm rét, Hà Nội đã chỉ đạo các địa phương phổ biến tới người dân bảo vệ đàn gia súc, chủ động triển khai tiêm phòng bệnh, che chắn chuồng trại, chuẩn bị thức ăn giàu dinh dưỡng...

Ngoài chăn nuôi, nông dân trong ngành trồng trọt cũng "đứng ngồi không yên". Người dân trên những cánh đồng hoa lớn Mê Linh, đào Nhật Tân (Tây Hồ)... cho biết, đang đứng trước nguy cơ thất bát vì nếu rét đậm, rét hại kéo dài đến cận Tết thì hoa ngậm nụ là điều rất dễ xảy ra. "Mấy ngày nay, chúng tôi tập trung mọi nhân lực, vật lực để cứu đào.

Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 70/TTg-KTN chỉ đạo các địa phương chủ động phòng chống đói, rét, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, thủy sản, ổn định và phát triển sản xuất. UBND các tỉnh, thành phố giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền cơ sở và người đứng đầu thôn, bản phối hợp với đoàn thể huy động nhân lực tại chỗ, bám sát địa bàn, khẩn trương áp dụng biện pháp chống rét, chống đói cho vật nuôi./.

Theo QĐND Online
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất