Thứ Sáu, 4/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Năm, 26/8/2010 22:30'(GMT+7)

"Nhạc cụ truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt"

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Tại Hội thảo, Giáo sư Phạm Minh Khang đã đưa ra nhiều ý kiến nhận xét về những nhạc cụ truyền thống trong đời sống tinh thần người Việt. Giáo sư cho rằng, âm nhạc truyền thống bắt nguồn từ âm nhạc dân tộc và mang đậm yếu tố bản địa. Đó cũng là nền văn hóa của mỗi dân tộc. Âm nhạc Việt Nam là âm nhạc mang bản sắc của một dân tộc đã trường tồn qua hàng ngàn năm, và được phát triển từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt cho đến nay. Đây là thứ âm nhạc đa sắc tộc với sức sống mạnh mẽ của văn hóa 54 dân tộc anh em trên dải đất Việt Nam; trong đó chất liệu chủ đạo là của các dân tộc Kinh, Chăm và Khmer. Bản sắc dân tộc của âm nhạc cũng trở thành cái màng lọc cần thiết cho cả dân tộc trong bất kỳ bối cảnh nào.

Giáo sư Phạm Minh Khang cũng khẳng định, nhạc cụ truyền thống Việt Nam với những trống, đàn nhị, đàn bầu, đàn tranh... phục vụ cho đời sống sinh hoạt tinh thần của con người Việt Nam. Và mỗi nhạc cụ đều có quá trình phát sinh, phát triển cùng với thời gian, chứa đựng những giá trị, ý nghĩa văn hóa. Nền văn hóa dân gian, âm nhạc dân gian của chúng ta những viên ngọc quý, sáng đẹp đang ẩn dưới lòng đất. Những người làm nghệ thuật phải có nhiệm vụ đưa những viên ngọc đó lên để giới thiệu với công chúng, đại chúng. Toàn bộ người lao động phải được hưởng thụ thứ âm nhạc truyền thống, âm nhạc dân tộc đó. Văn hóa dân gian không dành riêng cho một tầng lớp công chúng nhất định.

Minh họa thuyết phục cho những đóng góp, trao đổi của giáo sư Phạm Minh Khang và những nghệ sĩ, chuyên gia, giới nghiên cứu học thuật âm nhạc truyền thống là các chương trình âm nhạc dân gian với những nhạc cụ dân tộc như đàn bầu; đàn tranh; đàn nhị. Cuộc Hội thảo thấm đẫm chất liệu không gian âm nhạc truyền thống qua những bài Hát Xẩm theo lối Nhà tơ, Xẩm chợ, Xẩm Tàu điện như "Cô hàng nước", "Mục hạ vô nhân", "Lỡ bước sang ngang", "Vui nhất có chợ Đồng Xuân" được độc tấu bằng đàn bầu, đàn tranh, đàn nhị và đệm trống..../.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất