Thứ Ba, 19/11/2024
Thế giới
Thứ Bảy, 30/5/2009 13:25'(GMT+7)

Những điểm mấu chốt để hiểu rõ hơn Triều Tiên

Những gây hấn lặp lại ở một nấc mới

Một tháng rưỡi sau khi Bình Nhưỡng quyết định rút khỏi các cuộc đàm phán quốc tế về vấn đề phi hạt nhân hóa, một điểm mới nổi lên trong chính sách của Triều Tiên là liên tục thực hiện các hành động gây hấn khác nhau: một vụ thử hạt nhân thứ 2, các vụ thử tên lửa trong đó mới nhất là vụ thử tên lửa vào sáng hôm thứ 6, các mối đe dọa khác... Các hành động này được tiến hành riêng rẽ, gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế, song không hoàn toàn mới lạ.

Olivier Guillard, Giám đốc nghiên cứu châu Á của Viện Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS) đánh giá: Bình Nhưỡng từng tiến hành thử hạt nhân năm 2006, cũng thử các tên lửa... nhưng "những hành động lần này không giống trước".

Đó không phải là một hành động dương oai đơn giản của Bình Nhưỡng

Theo ông: "đó không phải là một hành động dương oai đơn giản, mà thực tế hậu trường chính trị Bắc Triều Tiên đang diễn ra một số sự kiện. Kim Jong-Il (bị bệnh tim mạch năm 2008) có thể còn yếu hơn là đồn thổi. Điều này có thể dẫn đến những bất đồng trong hệ thống quyền lực về một sự phân chia quyền lực mới của chế độ".

Hành động đe dọa truyền thống?

Juliette Morillot - Giám đốc phụ trách tổ chức hội thảo về Triều Tiên của Trường liên binh chủng quốc phòng nhắc lại khía cạnh khác nổi lên trong hồ sơ Bắc Triều Tiên: hành động đe dọa. "Nó diễn ra theo chu kỳ". "Sau vụ thử hạt nhân đầu tiên năm 2006, Bình Nhưỡng đã thả mồi nhượng bộ khi chấp nhận phá hủy cơ sở hạt nhân Yongbyon để nhận được khoản viện trợ 50.000 tấn dầu và được dỡ bỏ phong tỏa vốn gửi ở Macao. Cuối cùng, Bình Nhưỡng luôn đạt được các kết quả tương đối".

Bình Nhưỡng muốn thu hút sự chú ý của Mỹ...

Bà Valérie Niquet - Giám đốc Trung tâm châu Á, Viện quan hệ quốc tế Pháp (IFRI) nhấn mạnh: Trước việc chính quyền Mỹ mới luôn đặt quan tâm hàng đầu tới các vấn đề cuộc chiến ở Afghanistan hay quản lý khủng hoảng kinh tế, Bình Nhưỡng hy vọng "đưa hồ sơ Bắc Triều Tiên lên hàng đầu với việc thử vũ khí để có tiếng nói trọng lượng trong các cuộc đàm phán".

Olivier Gaillard nhấn mạnh, Bình Nhưỡng luôn bị ám ảnh phải một mình đối mặt với Mỹ, "đó là điều duy nhất diễn ra trong mắt người Bắc Triều Tiên". "Họ luôn khiến các cuộc đàm phán phải có 6 hoặc 3 bên, với Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ".

... và khích động ngọn lửa dân tộc

Juliette Morillot nhấn mạnh, ngoài "chu kỳ" đe dọa và "sự ám ảnh của Mỹ", chế độ Bắc Triều Tiên luôn muốn bảo đảm sự tồn tại của chế độ vào một thời điểm nhạy cảm... Kim Jong-Il sẽ dần yếu đi, vì vậy điều quan trọng đối với Bình Nhưỡng là "khích động ngọn lửa dân tộc" và thuyết phục người dân Bắc Triều Tiên rằng điều kiện sống khó khăn "buộc Bắc Triều Tiên cần thiết phải vũ trang và chiến đấu chống lại kẻ thù Mỹ"...

Kim Jong-il bị bệnh tim mạch vào mùa hè năm 2008. Người ta cho rằng ông rất yếu, tới mức nào?

Olivier Guillard cho biết thêm, sự tồn tại của chế độ này được duy trì tiếp tục theo chế độ dòng họ. Kim Jong-Il vừa mới bổ nhiệm người con trai thứ 3 Kim Jong-Un và Jang Song-Thaek - em rể của Chủ tịch Kim vào Ủy ban Quốc phòng để chắc chắn một trong số họ sẽ kế thừa Chủ tịch Kim trong một ngày gần đây.

Một chuyên gia về 2 miền Triều Tiên, cũng là tác giả của cuốn tiểu thuyết "Những giọt nước mắt màu xanh" mô tả tình hình trước cuộc chiến tranh Triều Tiên, nói thêm rằng: "tự hào dân tộc sẽ duy trì tình cảm mạnh cho chính quyền gia đình và thử thách kẻ thù Mỹ".

Kim Jong-Il đã đưa ra những bảo đảm cho quân đội mà không có nó chế độ sẽ không thể trụ vững. Đó là một cách để hàn gắn các nhóm quân và bảo đảm cho họ rằng, cho dù có các cuộc đàm phán về giải giáp vũ khí, Bình Nhưỡng cũng không bao giờ từ bỏ đường lối cứng rắn".

Căng thẳng gia tăng những tháng qua với Hàn Quốc

Từ 1 năm nay, sau khi Hàn Quốc được dẫn dắt bởi một chính phủ có chủ trương cứng rắn hơn, bị Bắc Triều Tiên coi như một con rối của Mỹ, căng thẳng giữa hai bên ngày càng gia tăng.

Juliette Morillot đã đưa ra một số ví dụ về sự xuống cấp trên: "Tháng 7/2008, một khách du lịch Hàn Quốc bị bắn chết ở Bắc Triều Tiên. Cuối năm 2008, tuyến đường sắt nối 2 miền bị cắt đứt. Cuối cùng vào ngày 15/5/2009, khu kinh tế đặc biệt Kaesong, nơi có các công ty Hàn Quốc hoạt động và là một nguồn thu quan trọng cho các công nhân Bắc Triều Tiên đã bị đóng cửa".

Valérie Niquet đánh giá: Bắc Triều Tiên đã cảnh báo rằng việc Hàn Quốc gia nhập Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hạt nhân (PSI) do Mỹ lập ra vào năm 2003 sẽ được coi như một "sự tuyên chiến".

PSI cảnh báo sẽ tiến hành các cuộc tập trận và cho phép khám xét tàu thuyền bị nghị ngờ vận chuyển nguyên liệu hạt nhân. "Người ta có thể lo sợ các âm mưu đe dọa trên nếu các lực lượng của Hàn Quốc cố gắng thanh sát các tàu thuyền của Bắc Triều Tiên". Vì vậy, Xê-un rất chú ý đến những tiến triển mới đây trong hồ sơ hạt nhân bởi "một bộ phận tính cách phi lý và cứng đầu" của chế độ Bắc Triều Tiên rất dễ sụp đổ, sẽ ảnh hưởng tới họ.

Xê-un phản ứng như thế nào?

Olivier Guillard (IRIS) nhận xét, mới đây nhất, Hàn Quốc có xu hướng coi CHDCND Triều Tiên như "người anh em nghèo mà họ cần giúp đỡ với hy vọng thống nhất hai miền vào một ngày không xa". Tổng thống tiền nhiệm Rô Mu Hiên, vừa tự sát, theo đuổi một chính sách hòa giải ("chính sách ánh dương") bao gồm cả cung cấp viện trợ thực phẩm và nhân đạo.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak ít hưởng ứng chính sách hòa giải như người tiền nhiệm. Hiện quyền lực do người bảo thủ Lee Myung-bak nắm giữ và ông đánh giá "Hàn Quốc quá độ lượng và cần phải có lợi, trong khi Bắc Triều Tiên không có một chút cử chí đáp ứng nào". Bắc Triều Tiên chỉ có những mối đe dọa "trục lợi dạng trên, đến bây giờ còn là ít".

Trung Quốc?

Trung Quốc đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn. Valérie Niquet (IFRI) nhận xét: "Về mặt chiến lược, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là duy trì ổn định trên Báo đảo Triều Tiên". Nhưng Trung Quốc ngày càng gặp khó khăn trong việc bảo vệ người láng giềng khó bảo của mình. "Trong khi nhạo báng Trung Quốc, Bắc Triều Tiên đánh giá thấp những nổ lực của nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành một nhân tố chính, có trách nhiệm và kiên định" đối với hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Valérie Niquet nhấn mạnh: "cần có sự tham gia tích cực hơn nữa từ phía Trung Quốc để các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ có hiệu lực hơn những lần trước". Với tư cách là thành viên thường trực của HĐBA, Trung Quốc có quyền phủ quyết mọi trừng phạt Bắc Triều Tiên. Theo bà, Bắc Kinh có thể "tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán song phương giữa Bình Nhưỡng và Washington, để có thể hạn chế thất bại mà vẫn bảo đảm được tầm ảnh hưởng của Trung Quốc".

Và Nhật Bản?

Với tâm lý bực bội, Nhật Bản coi sự đe dọa của Bắc Triều Tiên gây mất ổn định trong khu vực. Chính Nhật Bản là nước đã yêu cầu HĐBA LHQ tổ chức một cuộc họp bất thường sau khi Bắc Triều Tiên thử hạt nhân. Tokyo chờ đợi các lệnh trừng phạt hiệu quả của LHQ.

Theo Valérie Niquet, "Lý lẽ diều hâu, đồng ý với một thái độ cứng rắn về hồ sơ Triều Tiên là hợp lệ". Vấn đề hạt nhân hóa của Nhật Bản có thể nổi lên trong chiến dịch tranh cử thời gian tới và tạo thuận lợi cho Thủ tướng Taro Aso tiếp tục nắm quyền, như phóng viên của báo L'EXPRESS tại Nhật Bản nhận xét.

Liệu có phải sợ một sự leo thang quân sự trong khu vực?

Hôm thứ 6, Bắc Triều Tiên đã đe dọa sử dụng các giải pháp "tự vệ hợp pháp" trong trường hợp bị LHQ trừng phạt sau khi thử hạt nhân. Bắc Triều Tiên cảnh báo: "Thế giới sẽ sớm thấy được vũ khí và dân tộc chúng tôi nổi dậy chống lại sự áp bức và chuyên chế của HĐBA và sẽ bắt phải tôn trọng nhân cách và độc lập của chúng tôi".

Không phải CHDCND Triều Tiên tự sát

Với một lực lượng quân đội khoảng 800.000 người và một kho vũ khí lớn gồm pháo và tên lửa hướng về phía Hàn Quốc và Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên có thể gây ra một cuộc đổ máu đáp lại một cuộc tấn công phòng ngừa và các nạn nhân bị chết lên tới hàng trăm nghìn người. Đối mặt với cuộc chiến trên, Hàn Quốc chỉ có 410.000 quân và sự tham gia của quân đội Mỹ hiện diện tại khu vực.

Juliette Morillot nói thêm rằng, nhưng ngay cả khi căng thẳng leo thang đến mức nguy hiểm nhất, "Bắc Triều Tiên không tự sát và Kim Jong-Il không phải là một kẻ điên". Một cuộc tấn công Hàn Quốc tất yếu sẽ tác động đối với lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Xê-un và Bình Nhưỡng chỉ cách nhau có chưa đầy 200km".

Hơn nữa điều này làm các nhà ngoại giao Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc lo lắng. Theo bà Juliette Morillot, họ đánh giá rằng "Bắc Triều Tiên thử tên lửa tầm ngắn đe dọa Nhật Bản nhằm cảnh báo cho phe diều hâu Nhật Bản rõ". Điều này làm cho tình hình quân sự tại khu vực bị đe dọa hơn.

Nếu cộng đồng quốc tế không nhượng bộ sự dương oai của Bắc Triều Tiên?

Chế độ Bắc Triều Tiên tồn tại nhờ viện trợ, đặc biệt của Mỹ và Hàn Quốc, trong khi đó nước này lại khuyếch trương mối đe dọa quân sự và hạt nhân. Tuy nhiên nếu kẻ thù ngừng cung cấp viện trợ... Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ.

Juliette Morillot nhấn mạnh: "Không có ai được lợi khi thấy Bình Nhưỡng sụp đổ". "Mỹ dựa vào lý do Bắc Triều Tiên để duy trì một lực lượng quân đội ở châu Á nhằm đối phó với Trung Quốc, cường quốc đang nổi lên. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều không muốn một nước Triều Tiên thống nhất", mà chỉ muốn Triều Tiên là một đất nước bị chia cách. Điều này thì không phải Kim Jong-Il không biết... cũng như trò chơi mà ông đang tiến hành.

  • Thái Hà (Theo tạp chí L'EXPRESS.FR)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất