Chủ Nhật, 29/9/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Tư, 18/11/2009 21:43'(GMT+7)

Nơi ươm trồng cán bộ nghiên cứu, giảng viên chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học

GS.TS Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên TW Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trao Huận chương Độc lập hạng Ba cho lãnh đạo Viện CNXHKH, ngày 17/11. Ảnh Đức Anh

GS.TS Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên TW Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trao Huận chương Độc lập hạng Ba cho lãnh đạo Viện CNXHKH, ngày 17/11. Ảnh Đức Anh

Quá trình hình thành và phát triển của Viện gắn với 3 thời kỳ sau:

- 1964-1975: Thời kỳ hình thành, tạo lập nền móng môn học góp phần hoàn chỉnh 3 bộ môn lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Khoa CNXHKH đã được hình thành về cơ bản trên cả 3 phương diện: nội dung chuyên ngành, hướng đào tạo chuyên ngành ở trình độ sau đại học và tổ chức cán bộ.

Trước năm 1964, các nguyên lý của CNXHKH thường được trình bày trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó cũng là tình hình phổ biến ở các nước XHCN lúc bấy giờ.

Để đáp ứng những yêu cầu mới của cách mạng Việt Nam và thế giới, như đường lối của Đảng đã chỉ ra tại Đại hội III của Đảng và khoảng tháng 9/1964, Ban Giám đốc trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc trực tiếp là đồng chí Trần Tống chủ trương thành lập Khoa CNXHKH với 4 thành viên do đồng chí Lê Hải An, Phó Giám đốc trực tiếp phụ trách. (1).

Được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc, Khoa đã xây dựng môn học với 9 chuyên đề của CNXHKH, một số chuyên đề lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nội dung ấy được xuất bản thành Giáo trình CNXHKH với 9 chương. Đó là những nội dung cơ bản của CNXHKH, là nền tảng cho sự phát triển môn học sau này.

- 1976-1985: Đây là thời kỳ cả nước đi vào xây dựng CNXH theo đường lối Đại hộ IV của Đảng ta, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Học viện Nguyễn Ái Quốc. Khoa CNXHKH trưởng thành, khẳng định vị trí môn học trong hệ thống Học viện và các trường Đảng tỉnh, thành phố. Công tác đào tạo và bổ sung cán bộ cũng được tiến hành theo đúng chuyên ngành, với học vị sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) đồng thời vẫn bổ sung cán bộ trẻ có bằng đại học chuyên ngành loại khá trở lên chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự phát triển của Viện.

- Từ 1986 đến nay - giai đoạn phát triển mới, toàn diện: Đây là thời kỳ có sự hợp nhất giữa các đơn vị với Học viện: Trường Nguyễn Ái Quốc X hợp nhất với Học viện (tháng 10/1990); Viện Mác-Lênin hợp nhất với Học viện (tháng 10/1996). Theo đó, các khoa CNXH hợp nhất với nhau và năm 1996 Khoa CNXHKH đổi thành Viện CNXHKH; Tháng 10/2008 Viện Tôn giáo, tín ngưỡng sáp nhập với Viện CNXHKH - đây cũng sẽ là điểm mạnh của đơn vị trong hoạt động nghiên cứu giảng dạy hiện nay.

Trong 45 năm qua, nhất là từ thời kỳ đổi mới đất nước đến nay, Viện CNXHKH cũng có bước phát triển toàn diện. Sự phát triển của Viện trong thời gian qua vừa là kết quả của sự kế thừa thành tựu của Học viện đồng thời cũng là sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, giảng viên của Viện qua các thời kỳ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Hiện nay Viện CNXHKH có những chức năng và nhiệm vụ sau:

Một là, Quản lý và giảng dạy các chuyên ngành CNXHKH, tôn giáo học, lý luận dân tộc và giới trong các chương trình đào tạo các hệ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chính trị và hệ sau đại học của Học viện.

Hai là, Bồi dưỡng kiến thức và phương pháp nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành CNXHKH và tôn giáo học cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thuộc Học viện CT-HC Quốc gia HCM, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tham gia đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ lý luận chính trị cho một số đảng, nước bạn.

Ba là, Nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về CNXHKH; tôn giáo; tín ngưỡng; dân tộc và giới; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đấu tranh chống các quan điểm thù địch, sai trái trong lĩnh vực CNXH, tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc và giới.

Nhìn lại chặng đường 45 năm qua, có thể nêu một số kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học nổi bật sau:

Thứ nhất, Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể trong hệ thống chính trị.

Viện đã góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị ở nước ta qua việc quản lý, giảng dạy tốt các môn học chuyên ngành theo chương trình của Học viện. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giảng dạy CNXHKH trong hệ thống Học viện. Hàng năm, Viện phục vụ bình quân từ 40 - 50 lớp với số tiết giảng khoảng 3.000 - 3.500 tiết (không kể giờ chấm bài thi, hướng dẫn, chấm các tiểu luận, luận văn, luận án).

Hàng năm, Viện tuyển các khóa cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Tôn giáo và CNXHKH (cao học CNXHKH đến khóa 15, Tôn giáo đến khóa 5; nghiên cứu sinh CNXHKH đến khóa 22).

Năm 2008 - 2009, Viện quản lý và giảng dạy, hướng dẫn viết luận văn, luận án cho 8 lớp cao học CNXHKH, Tôn giáo và 5 lớp nghiên cứu sinh CNXHKH. Kết quả đào tạo chuyên ngành hệ sau đại học thời gian qua như sau: Tiến sĩ 56; thạc sĩ 168; cứ nhân chuyên ngành tôn giáo là 128 (trong đó có học viên nướ cộng hòa DCND Lào). Trong 5 năm (2004 - 2009), đã có 61 học viên cao học và 13 nghiên cứu sinh chuyên ngành CNXHKH bảo vệ thành công luận văn và luận án tiến sĩ; 62 học viên chuyên ngành cao học Tôn giáo bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp. Hầu hết các đồng chí sau khi tốt nghiệp tại Học viện khi về công tác ở các cơ quan, ngành, các địa phương đã phát huy tốt được chuyên môn của mình. Nhiều đồng chí được phân công phụ trách những nhiệm vụ quan trọng tại các cơ quan Trung ương, các tỉnh thành, các trường đại học và viện nghiên cứu tại các khu vực trong cả nước.

Nhiều giảng viên trong Viện đã tham gia giảng dạy cho các Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Dân lập Phương Đông, Viện Đại học mở, Học viện Phụ nữ, Trường cán bộ dân tộc thuộc Ban Dân tộc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo cho nhiều địa phương cả nước…

Đã từng bước phát triển nội dung môn học và đổi mới phương pháp giảng dạy cả chiều rộng và chiều sâu, góp phần hình thành những môn học mới. Năm 1964, từ một môn học chỉ với 9 chương CNXHKH và một số chuyên đề Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đến nay Viện đã hình thành 4 môn học với nhiều học phần, chương, tiết đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và giảng dạy hiện nay. Trong đó có chương trình đạo tạo ĐHTG và CHTG với thời lượng trên 600 tiết.

Thứ hai, Tham gia bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho cán bộ Lào.

Thực hiện chương trình, kế hoạch hợp tác giáo dục-đào tạo giữa hai nước, Viện CNXHKH đã cùng các đơn vị giảng dạy trong Học viện nhiều năm liền tham gia bồi dưỡng, đào tạo cán bộ các hệ hoàn chỉnh đại học, cử nhân chính trị, lý luận chính trị cao cấp và cao học, nghiên cứu sinh cho nước bạn Lào; giúp nâng cao trình độ lý luận chuyên môn và chính trị cho cán bộ chủ chốt của nươc bạn, với khoảng 80 người/năm.

Thứ ba, Tham gia nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ với những đóng góp khoa học chất lượng, được xã hội đánh giá cao.

Viện CNXHKH là một đơn vị có tiềm lực nghiên cứu khoa học lớn, đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ, năng lực và độ nhạy bén chính trị cao, có nhiều công trình khoa học được dư luận đánh giá cao. Cán bộ của Viện đã tham gia nghiên cứu khoa học với nhiều hình thức khác nhau: Đề tài cấp Nhà nước do Học viện hoặc các cơ quan khoa học khác chủ trì; Tham gia nghiên cứu, tổng kết thực tiễn với các Ban, ngành Trung ương và địa phương; Nhiều đồng chí trực tiếp làm chủ nhiệm hoặc tham gia đề tài cấp cơ sở, cấp Bộ và Nhà nước.

Qua sơ bộ đánh giá, trong thời gian qua Viện đã thực hiện: Đề tài khoa học cấp Nhà nước: 4; Đề án Nhà nước: 2; Đề tài khoa học cấp Bộ: 48; Đề tài Giám đốc giao nhiệm vụ: 2; Đề tài cấp cơ sở: 56; Giáo trình: 7; Tập bài giảng: 2; Sách đã xuất bản: 52; Số bài đăng tạp chí: gần 500 bài.

Chỉ tính riêng trong 5 năm qua, cán bộ trong Viện đã trực tiếp làm chủ nhiệm 57 đề tài (2 đề án Nhà nước; 1 đề tài cấp Nhà nước; 18 đề tài cấp Bộ và tuyển thầu; 36 đề tài cấp cơ sở). Viện đã biên soạn, bổ sung, tái bản hệ thống giáo trình, tập bài giảng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, như: Giáo trình CNXHKH (hệ cao cấp lý luận chính trị); Giáo trình lịch sử tư tưởng XHCN và giáo trình CNXHKH (hệ Cử nhân chính trị); Giáo trình cử nhân chính trị chuyên ngành công tác tôn giáo; Giáo trình CNXHKH (hệ trung cấp lý luận, phục vụ công tác đào tạo các tỉnh, thành phố); Tập bài giảng lý luận dân tộc và chính sách dân tộc (hệ Cử nhân chính trị); Tập bài giảng về “Giới và phát triển”…

Nhiều cán bộ, giảng viên của Viện đã tham gia xây dựng và viết giáo trình khung cho tất cả các hệ đào tạo của Học viện (2006 - 2010).

Ngoài ra, Viện còn tham gia các nhiệm vụ khoa học phục vụ bổ sung, phát triển Cương lĩnh, đóng góp vào các Văn kiện, các Nghị quyết của Đảng, trong đó có các Đề án như:

- Đề án Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (2007), phụ vụ Hội nghị Trung ương 6 khóa X.

- Đề án Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế (2008).

- Đề án Tiếp tục nghiên cứu, phát triển chiến lược về giai cấp công nhân (Từ cuối 2008 đến nay).

- Đề án về Phật giáo Nam tông Khmer đến năm 2020.

- Đề tài cấp Nhà nước KX.04-06/06-10 của Viện là một trong những hoạt động quan trọng, thể hiện tích cực nhất đóng góp bổ sung, phát triẻn Cương lĩnh 1991 và các Văn kiện Đại hội XI của Đảng.

Trong 5 năm qua, Viện đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu và giảng dạy của Viện. Nổi bật là các hội thảo: Nhận thức vè CNXH và xây dựng CNXH ở Việt Nam; Bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991; Những vấn đề của CNXH trên thế giới hiện nay; Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong quá trình phát triển nền văn minh hậu công nghiệp; Nhứng luận điểm kinh điển về CNXH đã bị lịch sử vượt qua hoặc cần nhận thức lại; Tôn giáo và tín ngưỡng trong xu hướng toàn cầu hóa; Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ…

Nghiên cú thực tế là một yêu cầu, nhiệm vụ đối với cán bộ của Viện. Nhận thức được điều đó Viện CNXHKH đã tổ chức nghiên cứu thực tế thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau. Nghiên cứu và tham quan thực tế giúp cán bộ thường xuyên hiểu biết diễn biến tình hình chính trị, kinh tế, xã họi và văn hóa… của đất nước, nhạy cảm hơn trong nghiên cứu và giảng dạy; đồng thời củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào với truyền thống và tin tưởng vào triển vọng của sự nghiệp đổi mới, tương lai của CNXH.

Trong 5 năm qua, Bản tin “CNXH lý luận và thực tiễn” đã giữ đúng tôn chỉ và mục đích, tích cực đăng tải, phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo chất lượng được bạn đọc trân trọng. Từ 1/2009, Ban tin đang chuẩn bị nâng cấp thành tạp chí chuyên ngành vì đã được Giám đốc duyệt cho phép.

Với thành tích 45 năm trưởng thành và phát triển, Viện đã có 6 nhà giáo ưu tú, nhiều đồng chí được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba. Năm 2004 Viện đã được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Trong 5 năm qua (2004-2009), tập thể Viện luôn đạt danh hiểu Tập thể lao động xuất sắc; Chỉ bộ Viện đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh; Công đoàn Viện đạt Công đoàn xuất sắc, Tổ Nữ công Viện đạt tổ Nữ công xuất sắc. Số cán bộ công chức trong 5 năm trở lại đây đạt lao động giỏi, giảng dạy giỏi, quản lý giỏi từ 80 - 90%.

Nhiều đồng chí trong Viện đạt danh hiệu Chiến sỹ Thi đua nhiều năm liền, đảng viên xuất sắc. Một đồng chí nhận Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Viện vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tưởng Chính phủ (3/2009) và Huân chương Lao động hạng II (10/2009).

Trải qua chặng đường phấn đấu với bề dày lịch sử 45 năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, Viện luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc, Đảng ủy, Công đoàn Học viện… với những quyết định đúng đắn cả về tổ chức cán bộ, nội dung chương trình, đào tạo cán bộ chuyên ngành - một ngành khoa học hết sức đặc thù của Học viện và của nớc ta trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, Công tác giáo dục tư tưởng chính trị phải được tiến hành thường xuyên dưới nhiều hình thức; đồng thời phải rất nhạy bén với sự phát triển của tình hình chính trị thực tiễn thế giới và trong nước.

Ba là, Xây dựng Viện thành khối đoàn kết thống nhất trên cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chung. Ban lãnh đạo, Ban chi ủy, Ban chấp hành công đoàn đoàn kết tạo hạt nhân đoàn kết của Viện và có tinh thần hợp tác chân thành, cởi mở, thực sự khiêm tốn, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau về mọi phương diện; biết cách giải quyết các mối quan hệ, nhất là quan hệ gắn với lợi ích.

Bốn là, Ở mỗi thời kỳ Ban lãnh đạo biết tập trung chỉ đạo để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của Viện mà trọng tâm là: đổi mới và phát triển nội dung môn học, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực tế. Mọi hoạt đông của Viện, chi bộ, công đoàn, nữ công cũng phải tập trung vào thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Viện.

Năm là, Tạp trung xây dựng đội ngũ cán bộ của Viện, phát huy nhân tố con người, trước hết phải kể đến sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ trong Viện, vượt qua mọi khó khăn thử thức phấn đấu không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đơn vị./.

Đức Anh
_______

(1) - 4 thành viên đó là: Lê Hải An, Thái Văn Lan, Nguyễn Thái Phong, Nguyễn Văn Long

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất