Thứ Năm, 26/12/2024
Thi đua yêu nước
Thứ Năm, 8/10/2009 9:39'(GMT+7)

Nông dân Quảng Nam với phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Qua tổng kết 3 năm (2006-2009) thực hiện PTND TĐ SXKDG cho thấy công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện được Hội Nông dân các cấp và ngành Nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Hàng năm Hội Nông dân tỉnh đều có văn bản chỉ đạo các cấp Hội phối hợp với các ngành vận động, hướng dẫn nông dân đăng ký danh hiệu nông dân SXKDG các cấp Hội phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức hàng ngàn lớp tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về các loại cây trồng, vật nuôi, phòng ngừa dịch bệnh gia súc, gia cầm. Bình quân hàng năm có hơn 65.000 lượt cán bộ, hội viên nông dân tham quan, học tập những kinh nghiệm hay, mô hình điển hình trong và ngoài tỉnh để áp dụng vào tình hình thực tiễn ở địa phương. Chỉ tiêu thi đua được Hội giao đến từng cơ sở Hội về số lượng nông dân phấn đấu đạt đanh hiệu nông dân SXKDG; cuối năm Hội tổng kết, đánh giá phong trào, bình xét tôn vinh, công nhận danh hiệu. Phong trào ngày càng đi vào chiều sâu đã khích lệ, động viên nông dân đổi mới cách nghĩ, cách làm khai thác tiềm năng thế mạnh về vốn, về lao động, đất đai để sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Bình quân mỗi năm số hộ đạt tiêu chuẩn nông dân SXKDG tăng 9,1%. Nhiều địa phương có số hộ nông dân đăng ký thi đua và đạt danh hiệu SXKDG cao như huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành...

Hiện nay, toàn tỉnh đã có 9.492 ha vườn tạp được cải tạo thành vườn kinh tế có hiệu quả cao; mở mới 10.508 ha vườn rừng; 1.196 trang trại vừa và nhỏ, phát triển chán nuôi gà, vịt, heo, bò, dê, ba ba, ếch, cá nước ngọt, trồng hoa cây cảnh... Tổng số lao động được sử dụng trong kinh tế trang trại là 6.989 người, trong đó lao động thường xuyên là 3.012 người. Với tổng vốn đầu tư trên hàng ngàn tỷ đồng, nhiều trang trại giàu lên từ trồng rừng, chăn nuôi bò có lợi nhuận từ 100-200 triệu đồng/năm, tiêu biểu như hộ: ông Trương Thanh Thọ xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh; ông Nguyễn Hồng Sơn xã Trà Sơn, huyện Bắc Trà Mỹ; ông Nguyễn Văn Tuyên xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc; ông Nguyễn Văn Trưng xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức...

Nhiều mô hình sử dụng các loại giống cây trồng mới có năng suất, thích nghi trên từng vùng sinh thái được nhân rộng như: cây cao su, thanh trà, trụ lông, dó bầu, bòn bon, ba kích... cho thu nhập từ 20-25 triệu đồng/khẩu/năm như các hộ ông Trần Hùng xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, ông Phạm Văn Tuyến xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước, ông Bhríu Pố xã Lăng, huyện Tây Giang...

Phong trào chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại lớn cũng được phát triển một cách rộng khắp, đem lại thu nhập từ 30-50 triệu đồng/khẩu/năm, điển hình như các hộ ông Trương Công Lanh xã Điện Thắng Trung, ông Văn Đức Thu xã Điện Dương huyện Điện Bàn, ông Nguyễn Văn Ba xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, ông Phan Thành Kết xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ.

Nhiều cá nhân, câu lạc bộ liên kết sản xuất tạo ra những sản phẩm mang tính văn hoá dân tộc, văn hoá đất Quảng, các sản phẩm phục vụ hách du lịch trong và ngoài nước như lồng đèn phố Hội, dệt thổ cẩm của huyện Nam Giang, ươm tơ dệt lụa Duy Xuyên, Đại Lộc, đúc đồng Phước Kiều, gỗ mỹ nghệ Điện Bàn... Những nghề này đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở nông thôn, đem lại thu nhập 30-50 triệu đồng/khẩu/năm như hộ ông Trần Hà, phường Cẩm Châu, ông Trần Trung Xê, phườg Cẩm Nam, thành phố Hội An, ông Trần Thu xã Điện Phong, Điện Bàn.

Trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, xuất hiện nhiều tấm gương nhạy bén với cơ chế thị trường đầu tư kinh doanh dịch vụ phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho nông nghiệp, nông thôn. Điển hình như hộ bà Nguyễn Thị Hà xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, hộ ông Võ Hai xã Quế Trung huyện Nông Sơn, hộ ông Đặng Đức Diện xã Hương An, huyện Quế Sơn... thu nhập hàng 100 triệu đồng/năm.

Từ phong trào thi đua, đã có nhiều tấm gương không cam chịu đói nghèo, vươn lên làm giàu đã có tác dụng khuyến khích bà con các dân tộc anh em ở các buôn làng xa xôi, hẻo lánh học tập và làm theo. Vì vậy bà con biết phát triển kinh tế nông hộ, tự chủ trong sản xuất lương thực, thực phẩm có thu nhập bình quân đầu người trên 1 triệu đồng/tháng, làm thay đổi cuộc sống buôn làng, điển hình như hộ ông Blinh Chức xã Arooi huyện Đông Giang, bà Zởlâm Thị Zrát xã Ẫn huyện Tây Giang, bà Alăng Thị Nhọt, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, ông Hồ Trường Sinh xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, bà Hồ Thị Đép xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, bà Khuất Thị Hoa xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My...

Kết quả trên khẳng định PTND TĐ SXKDG đang tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, có sức lan toả mạnh trên tất cả các lĩnh vực ngành nghề, dịch vụ, trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế-xã hội ở nông thôn. Phong trào đã được sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp; các ban, ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp phối hợp tạo điều kiện giúp đỡ... Phong trào đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội ở nông thôn; bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi; đời sáng vật chất, tinh thần, điều kiện ăn ở, đi lại, học hành, vệ sinh môi trường, khám chữa bệnh cho nông dân được cải thiện... Hơn thế nữa, hiện nay PTND TĐ SXKDG đang đóng góp quan trọng vào xây dựng nông thôn mới, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng địa phương, thúc đẩy công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Để phong trào nông dân SXKD giỏi tỉnh Quảng Nam phát triển ngày càng đi vào thực chất hơn, mang tính bền vững cao hơn cần thực hiện một số giải pháp sau:

Các cấp Hội cần tham mưu với các cấp uỷ đảng, chính quyền phối hợp các ngành đoàn thể địa phương thực hiện chương trình hành động của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh về "nông nghiệp-nông dân-nông thôn". Xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện giúp đỡ các mô hình kinh tế gia trại, trang trại, kinh tế vườn, hướng dẫn chủ trương chính sách, cơ chế vốn đầu tư cho nông dân.

Tảng cường phối hợp với các ngành, đoàn thể, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, các nhà khoa học tiếp tục đẩy mạnh tổ chức hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ về vốn của Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, thực hiện các dự án được UBND tỉnh phê duyệt, tìm kiếm thị trường, thực hiện cơ giới hoá sản xuất dể giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất.

- Tập trung nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến, xuất sắc phù hợp với mỗi vùng miền; phát huy các gương sản xuất kinh doanh gỉoi giúp đỡ các hộ nghèo có điều kiện làm ăn vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

- Lấy mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi làm trọng tâm thúc đẩy các phong trào văn hoá xã hội-an ninh quốc phòng, đẩy mạnh công tác củng cố xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh; tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động để gắn bó với lợi ích thiết thực của hội viên nông dân./.


 

Ngô Thị Thanh Thảo, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam



 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất