Chủ Nhật, 22/9/2024
Diễn đàn
Thứ Sáu, 19/10/2012 22:30'(GMT+7)

Phối hợp phục vụ hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn

 
Hội nghị nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Văn phòng Quốc hội, Ban công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để phục vụ tốt hoạt động của bộ máy nhà nước trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

Hội nghị nhận định, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII mới hơn được một năm, những cải tiến, đổi mới trong hoạt động của Quốc hội nói chung, trong hoạt động giám sát, chất vấn nói riêng tiếp tục được phát huy, mang lại hiệu quả thiết thực.

Kỳ họp thứ 2 (tháng 10-11/2011) đã có 155 chất vấn bằng văn bản của đại biểu Quốc hội được gửi đến Thủ tướng, Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng, Trưởng ngành; 146 văn bản chất vấn được trả lời đến các dại biểu Quốc hội. Kỳ họp thứ 3 (tháng 5-6/2012), đã có 175 chất vấn bằng văn bản của các đại biểu Quốc hội được được gửi đến các thành viên Chính phủ, 172 văn bản chất vấn được trả lời. Phiên họp thứ 6 (tháng 3/2012) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có 41 chất vấn bằng văn bản của đại biểu Quốc hội được gửi đến các Bộ trưởng: Y tế và Nội vụ.

Tất cả các văn bản chất vấn được trả lời đến các vị đại biểu Quốc hội. Phiên họp thứ 10 (tháng 8/2012) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có 46 chất vấn bằng văn bản của đại biểu Quốc hội được gửi đến các Bộ trưởng, Trưởng ngành; 40 văn bản chất vấn đã được trả lời đến các đại biểu Quốc hội.

Sau Phiên chất vấn ở kỳ họp thứ 3, ngày 21/6/2012, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27/2012/QH13 về một số cải tiến, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và số 2730/2012/QH13 ngày 21/562012 về chất vấn và trả lời chất vấn.

Tại mỗi kỳ họp Ban Công tác đại biều phối hợp với Ban thư ký kỳ họp phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội nắm bắt hình hình chất vấn của đại biểu Quốc hội, chủ động trong điều hành, tổ chức hoạt động chất vấn. Sau phiên họp chất vấn, Ban Công tác đại biểu phối hợp với các Bộ, ngành để biên tập chỉnh lý biên bản chất vấn và gửi đến các đại biểu Quốc hội, các cơ quan liên quan, làm cơ sở phục vụ hoạt động giám sát hiệu quả hơn... Có thể nói, công tác tham mưu, phối hợp phục vụ hoạt động chất vấn đạt chất lượng tốt, được các cấp lãnh đạo đánh giá cao, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng trong quá trình triển khai vẫn còn một số hạn chế như: một số cơ quan, đơn vị còn chưa coi trọng việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ, việc trao đổi thông tin đôi khi không kịp thời, đầy đủ; việc gửi tài liệu đến các đại biểu Quốc hội có lúc chưa theo thời gian, thể thức quy định; một số văn bản chậm được trả lời... nên cần tiếp tục được nghiên cứu, đổi mới và thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Các đại biểu dự Hội nghị đề xuất, trong thời gian tới, các bộ, ngành cần chủ động phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Ban Công tác đại biểu và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc sớm cung cấp thông tin và trả lời đầy đủ các văn bản chất vấn của đại biểu Quốc hội, giúp lãnh đạo các bộ, ngành đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo việc thực hiện lời hứa.

Các vụ, đơn vị trực thuộc Văn phòng Quốc hội cần chủ động phối hợp, trao đổi những công việc cần thiết để tránh sự chồng chéo, bỏ sót trong quá trình tham mưu, phục vụ hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội cũng như phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các vụ trực thuộc Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cũng cần phối hợp, trao đổi thông tin trong việc tham mưu, phục vụ hoạt động chất vấn và giải trình tại Phiên họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội để tránh trùng lặp nội dung, thời gian tổ chức, đảm bảo theo sự điều hòa, phối hợp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.../.

Phúc Hằng (TTXVN)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất