Thứ Ba, 1/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Hai, 17/11/2008 20:34'(GMT+7)

Quản lý blog nhằm giúp đỡ người sử dụng

- Trước hết phải khẳng  định blog là trang tin điện tử của cá nhân, chủ thể là cá nhân, để chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, kinh nghiệm trong cuộc sống, trong làm ăn, học tập của chủ thể trang tin điện tử đó với một người khác, nhóm người khác và thậm chí  với cả cộng đồng. Thông tin trên blog mang tính cá nhân, cho nên nó không mang tính chính thống đại diện cho ai hay một tổ chức, nhóm nào. Khi chúng ta đã xác định được như vậy thì tất cả những điều  trên được Thông tư này điều chỉnh.  Thông tư đưa ra những  quy định khuyến khích, tạo điều kiện cho những người sử dụng dịch vụ Internet đúng mục đích, phục vụ, nâng cao nhận thức và trình độ, tạo điều kiện giao lưu, chia sẻ, tư vấn, kinh nghiệm quản lý...

Nhưng đồng thời, thông tư này cũng đưa ra những khung, những việc làm nên tránh như: không được lợi dụng việc này để đưa ra những thông tin chống lại Tổ quốc, nhân dân; chống lại chế độ mà toàn dân ta đang xây dựng. Không được lợi dụng blog để khích bác, xúc phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân khác, mà điều này cũng đã được quy định trong Bộ luật Dân sự, Hình sự, Luật Báo chí... Cũng không được lợi dụng blog để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, làm lộ bí mật nhà nước... Như vậy là thông tư cho anh một cái khung, những việc cần làm mà Nhà nước khuyến khích và những việc anh phải tránh.

Trong quá trình xây dựng dự thảo, chúng tôi đã khảo sát tình hình thực tiễn sử dụng blog hiện nay, cũng  như tham khảo ở những nước có sự phát triển hay thể chế, trình độ ở mức tương đương ta. Chúng tôi xem xét cách thức họ làm như thế nào để có những quy định phù hợp.

Thưa ông, việc ra đời của thông tư  hy vọng sẽ giúp ích như thế nào cho việc xử lý  các vi phạm?

- Chúng ta đừng nghĩ rằng, một thông tư  hay một văn bản nào đó chỉ  có xử lý vi phạm. Một văn bản quy phạm pháp luật trước hết là tạo điều kiện để tất cả các chủ thể tham gia hoạt động đúng pháp luật. Và cũng để người ta biết việc gì cần làm, và việc gì người ta cần tránh, nghĩa là chúng ta cho họ một khung hành lang pháp lý để người ta hoạt động. Khi anh hoạt động đúng các quy định thì tất cả các hành vi của anh sẽ được pháp luật bảo hộ. Thực ra, chế tài xử lý những vi phạm trong hoạt động Internet đã được quy định tại Nghị  định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ . Nhưng sắp tới, trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Internet, Bộ sẽ có những quy định cụ thể hơn để trình Chính phủ ban hành.

Một văn bản quy phạm pháp luật trước hết là tạo điều kiện để tất cả các chủ thể tham gia hoạt động đúng pháp luật. Và cũng để người ta biết việc gì cần làm, và việc gì người ta cần tránh, nghĩa là chúng ta cho họ một khung hành lang pháp lý để người ta hoạt động. Khi anh hoạt động đúng các quy định thì tất cả các hành vi của anh sẽ được pháp luật bảo hộ.

Một số blog hiện nay hoạt động như một trang báo điện tử với nhiều nội dung, hình ảnh...Thông tư này cũng sẽ điều chỉnh các hành vi trên?

 - Blog được quy định là trang tin cá nhân thì nếu ai lợi dụng  nó để thực hiện vượt quá nội dung cho phép như: phổ cập dưới dạng thông tin điện tử, có tính chất báo chí thì rõ ràng  là vượt khung rồi, anh vi phạm rồi. Khi ta có hành lang pháp lý như vậy thì đối với những hành vi  không bảo đảm các quy định, các cơ quan chức năng sẽ có cơ sở để xem xét, xử lý. Tôi nghĩ rằng, tất cả mọi người, ai cũng thế thôi, phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Điều này Nghị định 97/2008/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể, còn thông tư này, tính pháp lý thấp hơn nghị định, nó hướng dẫn chỉ một khía cạnh là blog thôi.  Những  hành vi nào vượt các quy định như tôi đã nói ở trên thì là vi phạm rồi, các cơ quan chức năng sẽ phải xem xét.

Thông tư ra đời là một tín hiệu tích cực nhằm lành mạnh hóa thông tin trên “xa lộ” Internet,  nhưng một số ý kiến vẫn băn khoăn về tính khả thi...

  - Mọi văn bản pháp lý đưa ra chỉ mang yếu tố pháp lý, còn văn bản đó có hiệu lực, khả thi như thế nào trong cuộc sống còn phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của mỗi người. Muốn vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, ý thức tự giác của con người trong việc chấp hành pháp luật phải được nâng cao. Chính vì vậy, tôi nghĩ, tính  khả thi văn bản này phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Khi mọi người nhận thức đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình  và tự giác chấp hành thì tính khả thi của nó cao. Còn khi mà ý thức chấp hành pháp luật của   không ít người rất kém như đối với thực thi Luật Giao thông chẳng hạn, thì quả rất khó. Luật đã quy định rất đầy đủ nhưng nhiều người vẫn vượt đèn đỏ, vẫn cứ đi hàng năm hàng ba, vẫn bất chấp, bỏ qua hết tất cả các quy định. Quy định ở mức cao như luật nhưng vẫn bị hạn chế nếu ý thức chấp hành của nhiều người còn kém. Cho nên, quy định rất quan trọng, nhưng ý thức chấp hành luật pháp còn quan trọng hơn rất nhiều. Quy định  vẫn chỉ là quy định thôi. Nếu ý thức tự giác không có trong mỗi con người thì tính khả thi của các văn bản sẽ rất là hạn chế. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và rèn luyện ý thức chấp hành của mỗi công dân có ý nghĩa hết sức quan trọng. 

Theo Nguyên Trường-Văn Hóa Online

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất