Thứ Bảy, 21/9/2024
Tuyên truyền
Thứ Tư, 22/4/2009 21:58'(GMT+7)

Sáng mãi một chân lý




Bài liên quan:

>>>
Tư tưởng của V.I.Lênin và công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam
>>>Tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn còn nguyên giá trị
>>>Vận dụng và phát triển những giá trị bền vững của cách mạng Tháng Mười Nga vào Đổi mới ở Việt Nam
>>>Sắc lệnh hòa bình và chính sách kinh tế mới – Những bài học quý của cách mạng Tháng Mười
>>>Một số vấn đề về vận dụng tư tưởng Lênin trong đổi mới kinh tế ở Việt Nam

Từ sự kiện "10 ngày rung chuyển thế giới" trong nửa đầu tháng 11-1917, con đường cách mạng XHCN được hình thành, phát triển và được kiểm nghiệm đã có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ, cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng của nhân loại tiến bộ, lôi cuốn hàng tỷ người trên thế giới noi theo. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hệ thống các nước XHCN hình thành.

Những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước và mấy năm sau đó, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trải qua giai đoạn khủng hoảng, các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ. Điều đó đã được Lê-nin dự báo trước: Nếu lịch sử không trải qua những bước quanh co, khúc khuỷu, thậm chí cả các bước lùi, đôi khi thất bại, thì điều đó không đúng với quy luật phát triển biện chứng của lịch sử, song lịch sử luôn tiến lên phía trước.

Thập niên đầu của thế kỷ XXI chứng minh nhận định thiên tài của Lê-nin. Các nước XHCN như Việt Nam, Trung Quốc, Cu-ba… không những vẫn tồn tại mà còn vươn lên mạnh mẽ. Trung Quốc và Việt Nam có tốc độ phát triển cao và nhanh nhất thế giới. Cu-ba sát cạnh nước Mỹ, mặc dù bị cấm vận, kinh tế vẫn tăng trưởng. Ngày nay, khi cả thế giới ở trong giai đoạn khủng hoảng tài chính và kinh tế suy thoái, trong khi kinh tế các nước tư bản hàng đầu thế giới lâm vào đại suy thoái thì ở các nước XHCN như Việt Nam, Trung Quốc (theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới) vẫn tăng trưởng từ 5 đến 8% vào năm 2009, Cu-ba vẫn vững vàng trước đầu sóng ngọn gió, Mỹ từng bước phải từ bỏ chính sách cấm vận. Một loạt nước ở châu Mỹ La tinh, nơi trước đây vốn là "sân sau" của Mỹ như: Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a, Ni-ca-ra-goa… đã nhận thức được tính ưu việt của CNXH do Lê-nin chỉ đường, bày tỏ nguyện vọng và thực thi các chính sách để từng bước quá độ đi lên CNXH.

Vào những ngày tháng Tư lịch sử này, nhân dân ta và nhân loại tiến bộ trên thế giới long trọng kỷ niệm lần thứ 139 Ngày sinh của V.I.Lê-nin, nhà lý luận kiệt xuất, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới. Con đường do Lê-nin vạch ra và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn giúp chúng ta kiên định thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN do Đảng ta đề ra, trong đó kinh tế quốc doanh là chủ đạo.

Không phải ngẫu nhiên, khi tổng kết thế kỷ XX vừa qua, các nhà xã hội học có uy tín trên thế giới đã tổ chức thăm dò ý kiến 500 chính khách, nhà ngoại giao, nhà kinh tế, nhà hoạt động văn học nghệ thuật… đã chọn ra được ba nhân vật kiệt xuất nhất nhân loại, trong đó có V.I.Lê-nin. Dòng người đến viếng Lê-nin vẫn không ngớt vào những ngày lễ cách mạng; tư tưởng của Lê-nin vẫn tiếp tục được nhân dân trên toàn thế giới ngưỡng mộ.

DT theo Lương Sơn (hanoimoi.com.vn)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất