Thứ Sáu, 22/11/2024
Cùng suy ngẫm
Thứ Bảy, 9/6/2018 10:41'(GMT+7)

Tâm sự trước ...luân chuyển


Đã hơn 8h, phòng họp chật ních người. Hôm nay, đồng chí lãnh đạo tỉnh gặp mặt chia tay anh em cán bộ cốt cán trước khi luân chuyển. Có tiếng người xôn xao, “Sếp đến rồi, nhưng hình như bị thương, băng trắng cả một bên mắt”. Tiếng người hỏi thăm không ngớt.
Chậm rãi ngồi xuống ghế, vị lãnh đạo chia sẻ “Cuối tuần rồi, tranh thủ về nhà thăm ông bà ở quê, ăn cơm xong, tôi đi bộ ra sân vận động huyện, cốt cũng để thư giãn và “lắng nghe” chút hơi thở cuộc sống. Cơ man nào là chuyện nghe được: từ tai nạn buổi sáng ở đầu đường đến chuyện quỹ lớp, quỹ trường của con cái, chuyện giá cả tăng vọt… Vừa nghe, vừa ngẫm nghĩ vẩn vơ, đến đoạn đường vắng vẻ, tôi giật mình bởi tiếng phanh xe chát chúa, rồi ngã vật xuống lịm đi.
Tỉnh dậy, thấy mình nằm trên cáng, mặt mũi nhức buốt, xước sát phù nề.. Loay hoay tìm điện thoại, tôi giật mình bởi tiếng quát - quát thật sự của một cô bác sĩ chắc chỉ tầm tuổi con trai tôi:
- Ông tên gì đây? Có bảo hiểm không?
Không đợi trả lời, cô ấy tiếp luôn một tràng: - Có thì vào khâu, không thì sang dịch vụ!
Định sẵng giọng quát lại, nhưng rồi bỗng hiểu, vết thương gây biến dạng của mình làm cô ấy không nhận ra “khuôn mặt” thường xuất hiện trên báo chí tỉnh nhà. Thôi thì thử một lần làm “dân thường” xem sao, thế là nói đại một cái tên. - Không có bảo hiểm thì nộp tiền khám dịch vụ! - vẫn giọng trỏng gọng. Và thế là hơn 1 tiếng ấy, vết thương không làm tôi đau nhiều bằng việc tôi bị đối xử trong sự lạnh lùng của một số y tá, bác sĩ bệnh viện huyện - đơn vị mà tôi vừa ký quyết định tặng Bằng khen cách đây không lâu. Về nhà, cả đêm tôi không chợp mắt.
Ông chậm rãi: Mình làm lãnh đạo, nghe nhiều báo cáo này, kiến nghị khác, đưa ra quyết định này, công văn nọ, nhưng có lẽ, phải “sống” như dân mới có thể hiểu được dân? Trước kia, muốn đi khám thì “alo” cho bên Sở Y tế, thế là đến Viện được đón như vua, biết thế nào cảnh chen chúc, rồi bị ghẻ lạnh, quát mắng như... con. Ra đường là ngồi ô tô, chẳng biết đến lít xăng, sao hiểu nỗi khổ của anh xe ôm khi xăng lên chỉ... 1.000 đồng. Con cái muốn xác nhận, đã có cấp dưới lo, biết đâu, để xin được chữ ký - có khi lại là chữ ký của chính tôi, thì người dân cũng phải chờ đợi “dài cổ”. Xin học cho con cháu, chỉ cần gọi điện cho Giám đốc Sở Giáo dục, vậy nên, chuyện chạy trường, chạy lớp chỉ là “chuyện ở đâu chứ không phải ở đây”. Những phản ánh về bức xúc của người dân, thông qua báo cáo của cấp dưới cũng chỉ là chuyện “gió thoảng ngoài hiên”…
Rồi giọng ông như trùng xuống:
Vị lãnh đạo ngậm ngùi: “Buổi gặp mặt chia tay các đồng chí trước khi luân chuyển, tôi lại kể lể dông dài, mong được lượng thứ. Nhưng đó là những suy nghĩ xuất phát từ tâm khảm. Chúng ta nhận ra có lẽ vẫn còn chưa muộn!”

Song Minh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất