Thứ Ba, 1/10/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Ba, 7/10/2008 22:23'(GMT+7)

Tăng cường bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá trước nguy cơ bị lấn chiếm, phá hoại

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như buông lõng quản lý, thiếu trách nhiệm, thờ ơ của chính quyền các cấp, cơ quan quản lý văn hoá và các cơ quan pháp luật. Ngoài ra, mặc dù đã có quy định rất cụ thể, nghiêm minh về việc xử lý các hành vi vi phạm DTLSVH, nhưng trong thực tế việc xử lý rất ít và còn quá nhẹ nên thiếu tính răn đe, phòng ngừa làm cho tình trạng vi phạm ngày càng gia tăng.

Theo chúng tôi, để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xâm phạm, lấn chiếm, phá hoại DTLSVH cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

Trước hết, cần tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành, bảo vệ DTLSVH cho mọi người dân, tạo cho họ nhận thức được ý nghĩa, lợi ích của việc bảo vệ các DTLSVH đối với xã hội, cộng đồng dân cư và chính bản thân. Vì khi nhận thức được vấn đề thì họ sẽ tự nguyện trở thành tai, mắt và lực lượng bảo vệ tích cực, hiệu quả của các cơ quan chức năng như tố giác các hành vi vi phạm lấn chiếm, bảo vệ DTLSVH...

Thứ hai, các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp quy hoạch tổng thể cần thiết nên tiến hành đo đạc, lập hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các DTLSVH. Đây là việc làm rất quan trọng - nó là cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp và xử lý trong trường hợp có hành vi lấn chiếm DTLSVH về sau.

Thứ ba, mặc dù đã có các quy định về trách nhiệm quản lý, bảo vệ DTLSVH nhưng còn rất chung chung, theo chúng tôi nên quy định rõ trách nhiệm quản lý, bảo vệ các DTLSVH thuộc về UBND cấp xã. Vì đây là chính quyền cơ sở sát dân nhất, quản lý hiệu quả nhất DTLSVH trên địa bàn, có như vậy mới nâng cao được trách nhiệm của cấp chính quyền này trong việc quản lý, bảo vệ DTLSVH.

Thứ tư, cần xử lý nghiêm minh, triệt để những hành vi lấn chiếm, phá hoại các DTLSVH theo quy định của Bộ luật hình sự (Điều 272)* nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời nhằm răn đe, ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm sau này.

Thiết nghĩ , nếu các cơ quan chức năng triển khai có hiệu quả các biện pháp trên sẽ góp phần rất lớn trong việc ngăn chặn tình trạng phá hoại, xâm hại di tích lịch sử, văn hoá đang diễn ra ngày càng nghiêm trong như hiện nay./.

Phạm Văn Chung, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

* Điều 272 BLHS quy định: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng:

1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất