Thứ Bảy, 23/11/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Năm, 24/6/2021 19:9'(GMT+7)

Tăng cường hợp tác, tin cậy, hướng tới sự phát triển toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã có buổi tiếp đón, trò chuyện thân mật với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam ngài Yamada Takio. (Ảnh: TA)

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã có buổi tiếp đón, trò chuyện thân mật với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam ngài Yamada Takio. (Ảnh: TA)

THÚC ĐẨY SỰ TIN CẬY, TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA HAI NƯỚC

Tại buổi tiếp đón, Ngài Đại sứ Yamada Takio đã gửi lời chúc mừng tới đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhân dịp đồng chí được bầu vào Ban Bí thư tại Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công tốt đẹp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử Đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chân thành cảm ơn Ngài Đại sứ đã trực tiếp đến chúc mừng nhân dịp đồng chí được Đảng, Chính phủ phân công, nhận nhiệm vụ mới.

Đánh giá về quan hệ hợp tác của hai nước Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian qua, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, gần đây Ngài Đại sứ đã có nhiều hoạt động tích cực góp phần tăng cường quan hệ hai nước, đặc biệt là các cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính với Chủ tịch Đng Dân chủ Tự do, Th tướng Nhật Bản Suga Yoshihide (Sư-ga I-ô-si-hi-đê). "Chúng tôi đánh giá cao và kỳ vọng nhiều vào vai trò của Ngài Đại sứ đối với quan hệ hai nước trong thời gian tới" - đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước phát triển nhanh chóng. Nht Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đến thăm (năm 1995), nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Vit Nam (năm 2009), nước G-7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), nước đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/6). Thời gian qua quan hệ hai nước không ngừng phát triển toàn diện, sâu rộng và thực chất trên nhiều lĩnh vực, có thể nói đang ở vào giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á. Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu mà Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam những năm qua.

Quan hệ tin cậy chính trị giữa hai nước không ngừng được củng cố. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã chọn Việt Nam là điểm công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức vào tháng 10 năm ngoái. Thành công và những thỏa thuận đạt được trong các cuộc điện đàm cấp cao giữa Lãnh đạo hai nước đã tạo nền tảng chính trị vững chắc thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác.

Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm với Th tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, hai Thủ tướng nhất trí tăng cường đối thoại chiến lược giữa các bộ, ngành, địa phương, phối hợp chặt chẽ để xử lý các vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản vào năm 2023 xứng tầm với quan hệ Ðối tác chiến lược sâu rộng, đồng thời tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc, ASEAN. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tham dự Hội nghị Tương lai châu Á trực tuyến do Nhật Bn tổ chức, điều này cho thấy sự coi trọng vai trò của Nhật Bản tại châu Á cũng như quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.

Về hợp tác kinh tế, Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam; là nước tài trợ ODA ln nhất, là nhà đầu tư số 2 là đối tác thương mại lớn th 4 của Việt Nam. Quan hệ hợp tác kinh tế gia hai nước tiếp tục phát trin tốt đẹp thời gian gần đây.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ: "Rất vui được biết Việt Nam được coi là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất tại ASEAN của doanh nghiệp Nhật Bản".

Lũy kế đến cuối năm 2020, ODA của Nhật Bản là khoảng 24 tỷ USD; tổng vốn FDI khoảng 62 tỷ  USD; tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2020 đạt xấp xỉ 40 tỷ USD (Việt Nam xuất khẩu 19,3 tỷ USD, nhập khẩu 20,3 tỷ USD, trong đó một số mặt hàng xuất khẩu nhiều sang Nhật Bản gồm: Dệt may, thủy sản, gỗ, máy móc linh kiện, giày dép, sắt thép…; nhập khẩu từ Nhật bản: Sản phẩm điện tử, máy vi tính, máy móc, linh kiện, sắt thép, linh kiện ô tô, vải, hóa chất…

Hợp tác hai nưc trên các lĩnh vực khác như an ninh quc phòng, lao động, nông nghiệp, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa... đều phát trin mạnh mẽ. Giao lưu giữa các địa phương hai nưc được mở rộng. Giao lưu nhân dân diễn ra sôi ni dưới nhiều hình thức.

Đặc biệt trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, ủng hộ Việt Nam, như vừa qua Chính phủ Nhật Bản dành tặng Việt Nam 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19; các hiệp hội và doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tham gia tích cực đóng góp cho Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19. Những nghĩa cử cao đẹp nêu trên là minh chứng sống động cho mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ, nhân dân Nhật Bản và cá nhân Ngài Đại sứ vì sự hỗ trợ hết sức quý báu, kịp thời này. Đồng thời, mong muốn Chính phủ và các cơ quan liên quan của Nhật Bản tiếp tục hợp tác với Việt Nam, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine cho Việt Nam.

37/81 doanh nghiệp nhận hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản để đa dạng hóa chuỗi cung ứng đã lựa chọn Việt Nam, vượt xa nước đứng thứ hai là Thái Lan (19/81).

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, quan hệ hai nước sở dĩ phát triển tốt đẹp như hiện nay là do hai nước gần gũi về văn hóa, có nhiều lợi ích chiến lược tương đồng, sự phát triển của nước này luôn là cơ hội quan trọng đối với sự phát triển của nước kia. Việc tăng cường hữu nghị và hợp tác là có lợi cho hai nước, nhân dân hai nước, khu vực và thế giới. Vì vậy, Việt Nam luôn xác định Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài của Việt Nam. Đây là chủ trương nhất quán, xuyên suốt và là sự lựa chọn chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: TA)

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: TA)

"Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ tốt đẹp với các chính đảng Nhật Bản. Quan hệ trên kênh Đảng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác giữa hai nước chúng ta. Chúng tôi vui mừng về sự phát triển tích cực của quan hệ hợp tác trên kênh Đảng, nhất là trao đổi và đối thoại song phương diễn ra thường xuyên. Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ trên kênh Đảng giữa hai nước trong thời gian tới, trong đó có việc tăng cường chia sẻ kinh nghiệm giữa hai đảng cầm quyền trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí xuất bản, văn hóa văn nghệ, thông tin đối ngoại, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo…" - đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định.

Hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023. Với vai trò là cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ đạo các cơ quan báo chí Việt Nam về tất cả các lĩnh vực trong đó có thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương sẵn sàng phối hợp với các cơ quan liên quan của Nhật Bản và Đại sứ quán Nhật Bản thúc đẩy thông tin rộng rãi về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản, về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam - Nhật Bản tại mỗi nước.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Đại sứ quán Nhật Bản thường xuyên chia sẻ thông tin kịp thời về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và về đất nước Nhật Bản, các sự kiện quan trọng của Nhật Bản trong thời gian tới.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tin tưởng rằng Ngài Đại sứ sẽ hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình, trở thành cầu nối vững chắc của hai nước Việt Nam - Nhật Bản, góp phần tích cực vào việc phát triển quan hệ hai nước theo tinh thần đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á. Lãnh đạo Đng, Nhà nước Việt Nam sẽ ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Ngài Đại sứ tại Việt Nam trong thời gian tới.

XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TRÊN NHIỀU PHƯƠNG DIỆN

Phát biểu tại buổi làm việc, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam ngài Yamada Takio nhận định, mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản – Việt Nam đã ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử. Giữa 2 nước có rất nhiều điểm tương đồng, điểm chung được quan tâm. Trong bối cảnh bối cảnh tình hình thế giới hiện nay với nhiều biến động phức tạp, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tới tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng... mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa Nhật Bản và Việt Nam vẫn luôn được giữ vững, phát triển trên nhiều mặt. Điều đó được thể hiện rõ nét việc chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18-20/10/2020 của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide (Sư-ga I-ô-si-hi-đê) và Phu nhân đã diễn ra thành công tốt đẹp - đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Suga Yoshihide diễn ra một tháng sau khi nhậm chức (16/9/2020) và lần thứ hai liên tiếp Thủ tướng mới của Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đi thăm đầu tiên ngay sau khi nhậm chức; Chính phủ Nhật Bản dành tặng Việt Nam 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19; các hiệp hội và doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tham gia tích cực đóng góp cho Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19... và cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính Th tướng Nhật Bản Suga Yoshihide nhằm thắt chặt hơn nữa sự tin cậy, tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, ổn định, phồn vinh trong khu vực và trên thế giới.

Ngài Đại sứ thông tin cho biết, Nhật Bản đã có những ý tưởng cụ thể để tổ chức các sự kiện vào năm 2023 nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản – Việt Nam, đây đánh dấu bước quan trọng giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc kể từ khi Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973). Mối quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản là mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng luôn được các cấp lãnh đạo của hai nước vun đắp, duy trì, phát triển mạnh mẽ và thực chất trên nhiều lĩnh vực, sự tin cậy chính trị ngày càng được củng cố, các chuyến thăm, tiếp xúc ở các cấp, nhất là cấp cao được duy trì thường xuyên ở các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội...

Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam và ngược lại Việt Nam cũng đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Nhật Bản. Đáng chú ý, trong hơn 10 năm qua, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển rất mạnh mẽ, nhất là dưới thời kỳ chính quyền của Thủ tướng Abe. Tất cả các số liệu về sự hợp tác giữa hai nước đều tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và giao lưu nhân dân hai nước. Bên cạnh đó, Nhật Ban cũng rất quan tâm tới những vấn đề an ninh, quốc phòng trong khu vực và trên thế giới, đóng góp tiếng nói tích cực vào các diễn đàn ASEAN, sông Mêkông, biển Đông vì sự thịnh vượng, bình ổn và phát triển chung của khu vực và thế giới.

Ngài Đại sứ Nhật Bản tin tưởng rằng mối quan hệ Việt-Nhật sẽ ngày càng được vun đắp, trở thành kiểu mẫu cho mối quan hệ hữu nghị, đôi bên cùng có lợi, tạo ra nền tảng cho sự hợp tác vì ổn định và hòa bình của khu vực Đông Nam Á và trên thế giới./.

Tin, ảnh: Nhật Minh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất