Thứ Sáu, 22/11/2024
Y tế - Dân số
Chủ Nhật, 26/11/2023 15:18'(GMT+7)

Thanh Hóa: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng, chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nội dung công văn nêu rõ, trong thời gian vừa qua, Cục Quản lý Dược nhận được các công văn của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hóa, báo cáo phát hiện một số mẫu thuốc vi phạm chất lượng, trong đó một số mẫu thuốc là thuốc giả.

Để tiếp tục tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng, chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc kém chất lượng, đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn và sức khỏe cho người bệnh, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;

Công văn số 7173/BYT-QLD ngày 12/12/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc, đấu tranh chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ; Công văn số 1729/QLD-CL ngày 24/02/2023 của Cục Quản lý Dược về việc thông báo thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chức năng (Thanh tra Sở; các Phòng chức năng như Nghiệp vụ Dược, Quản lý hành nghề y dược tư nhân…, các Trung tâm y tế) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra (định kỳ và đột xuất) việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn, trọng tâm kiểm tra về hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của thuốc.

Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo qui định đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn chứng từ hợp lệ.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan chức năng (Cơ quan Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ban chỉ đạo 389 thành phố …), tiến hành cao điểm thanh tra, kiểm tra đấu tranh phòng, chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc trên địa bàn, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm. Chú trọng công tác điều tra, xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ của các loại thuốc nêu trên.

Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế tỉnh chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm tăng cường lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn đối với các thuốc có nguy cơ vi phạm chất lượng; báo cáo kịp thời các vụ việc phát hiện tới Sở Y tế và cơ quan chức năng liên quan.

Thiết lập đường dây nóng, tiếp nhận các thông tin về thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn để kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý.

Phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông tăng cường công tác truyền thông, phổ biến cho các cơ sở kinh doanh, người sử dụng thuốc duy trì việc triển khai đáp ứng các tiêu chuẩn Thực hành tốt trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, bảo quản và sử dụng theo đúng quy định. Triển khai hệ thống phần mềm quản lý để đảm bảo xác định được nguồn gốc lô thuốc, xác định được cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu, cơ sở kinh doanh, sử dụng trong chuỗi cung ứng thuốc.

Chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng phạm vi đã được cấp phép. Chỉ kinh doanh, phân phối, sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và được cung cấp từ các cơ sở kinh doanh dược có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Nghiêm cấm hành vi kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu.

Chỉ mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp; không mua bán thuốc không rõ nguồn gốc; kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tới cơ quan y tế và cơ quan có chức năng liên quan.

Thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc không đạt chất lượng để người dân biết và không sử dụng các loại thuốc này.../.

Thu Hảo

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất